Nhiều năm gần đây, vấn nạn cháy nổ, ô nhiễm môi trường do “Đốt vàng mã” gây ra được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù các cơ quan quản lý, các phương tiện truyền thông đại chúng đã không ít lần tuyên truyền đề cập đến tục lệ Đốt vàng mã tràn nan, nhưng hiện tượng mê tín này vẫn diễn ra hàng ngày. Vào những ngày lễ hay đơn giản là ngày rằm, mùng một, tục lệ đốt vàng mã vẫn diễn ra và càng có xu hướng biến tấu hơn.
Nguồn gốc của tục lệ Đốt Vàng Mã
Đốt Vàng Mã có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo Kinh dịch của đạo Nho, thời cổ xưa, khi có người chết đi, người ta cũng chỉ đem chôn cất mà thôi. Đến thời nhà Chu (thế kỉ X TCN), khi có người chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.
Về sau tục lệ vô nhân đạo này đã được bãi bỏ, thay vào đó là Sô linh (người bện bằng cỏ). Thời Hán Hòa Đế (năm 105), người ta chế tạo ra vàng bạc, quần áo… bằng giấy, để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Từ đó người Trung Quốc bắt đầu có truyền thống đốt vàng mã khi mai táng, tế lễ, thờ cúng người chết.
Lúc đầu, việc sử dụng vàng mã chỉ áp dụng trong cung đình. Đến triều đại nhà Đường, Phật giáo bước lên đỉnh coa hưng thịnh. Có vị sư tên là Đạo Tăng nhân ngày rằm tháng Bảy (lễ hội Vu lan) tâu với vua Đường rằng: “Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, vua Diêm Vương mở cửa xét tội phúc nên thông sức cho thiên hạ đến ngày ấy đốt cho thật nhiều vàng mã để kính biếu vong nhân”.
Tục lệ Đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung quốc cổ đại
=>> Các đồ thờ cúng gia tiên bằng đồng
Quan niệm “Trần sao Âm vậy”
Dân tộc ta đã trải qua 1000 năm bị Bắc thuộc, rất nhiều lần bị đồng hóa từ văn hóa tới con người. Dù không hoàn toàn bị đồng hóa,nhưng chịu ảnh hưởng phong tục tập quán của người Trung Quốc là không tránh khỏi. Tục Đốt vàng mã cũng dần ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân, trở thành tục lệ không thể thiếu trong thờ cúng tâm linh.
Người ta có thể Đốt vàng mã ở nhiều hoạt động trong đời sống như vào ngày lễ Tết, tân gia, cưới hỏi, ma chay, mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, giỗ chạp, giải hạn, đi lễ chùa… Người đốt vàng mã thường cầu Trời, Phật, gia tiên, cha mẹ… phù hộ cho gia đình, bản thân được may mắn, hanh thông trong cuộc sống. Thông thường, cứ khi “có việc” là gia chủ sắm đồ cúng lễ, trong đó không thể thiếu được tiền vàng mã.
Những gia đình có điều kiện, thay vì chỉ Tiền vàng, ngựa hay quần áo cho người dưới Âm, người ta còn lựa chọn ô tô, biệt thự, điện thoại smartphone… với suy nghĩ rằng “Trần sao âm vậy”. Có cung ắt có cầu, những người sản xuất hàng mã cũng chạy theo xu hướng mà “lên đời” cho đồ cúng.
Mỗi năm, các sản phẩm vàng mã lại được “lên đời”
=>> Bát hương thờ Phật, thờ gia tiên tốt nhất
Nên duy trì hay từ bỏ tục lệ Đốt vàng mã?
Thực ra, việc đền đáp, nhớ ơn đến ông bà, tổ tiên, các vị Thần Phạt là việc tốt. Nhưng chúng ta quá lạm dụng vào các món đồ cúng lễ sẽ không mang lại giá trị gì, ngoài việc mang lại gánh nặng cho xã hội. Cứ mỗi dịp lê đặc biệt, chi phí cho riêng đố vàng mã đã tốn rất nhiều tiền bạc. Chưa kể, nó còn gây ra thực trạng xấu cho việc chạy đua bán đồ vàng mã.
Tục lệ Đốt vàng mã trái ngược hoàn toàn với triết lý của nhà Phật. Ý nghĩa ngày rằm tháng Bảy đơn thuần chỉ là việc báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha qua chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Theo quan điểm Phật giáo, tồn tại 6 cõi luân hồi, con người chết đi có thể tái sinh vào một trong 6 cõi trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Khi đó hoạt động thờ cúng, chăm sóc phần mộ, đốt vàng mã không còn ý nghĩa gì đối với người chết đã tái sinh. Đạo Phật không phân biệt sang hè, cũng phân biệt lễ phẩm có to hay nhỏ. Thành tâm thì một chén nước trong cũng đủ rồi.
Tục lệ Đốt vàng mã đi ngược với triết lí nhà Phật
Theo thống kê, mỗi năm cả nước tiêu thụ tới hơn 40.000 tấn vàng mã, tốn hàng trăm tỷ đồng. Trước hết là sự lãng phí, bởi ta dùng tiền thật để mua đồ mã rồi đốt. Tiếp đến là thiệt hại về tài sản và người. Báo đài vẫn còn nhắc tới các vụ cháy lớn thiệt hại rất lớn về tài sản, số người chết cháy lên tới hàng chục người. Đốt vàng mã còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Đó là do nguyên liệu làm vàng mã không được kiểm soát nên khói bụi có thể gây hại cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, các tiểu thương trục lợi, đảy giá trị hàng hóa bằng việc bán Vàng mã không hề ít.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại, tục lệ Đốt vàng mã cũng có những điểm tích cực. Mục đích ban đầu vốn là muốn người thân đã mất được mang theo của cải sang trốn bên kia. Vậy nên, hành động Đốt vàng mã thể hiện sự kính trọng, thành kính, đền đáp cho người thân. Niềm tin rằng người thân sẽ có được của cải đầy đủ, cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra, thể hiện một phần nhỏ trong truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Với các vị Thần Phật cũng vậy, tâm lí dâng hiến những thứ tốt nhất lên đấng tối cao khiến con người đua nhau sắm cho mình mâm lễ lớn nhất, độc đáo nhất. Tuy rằng hành động này đi ngược lại triết lý của Phật, nhưng lại củng cố cho tinh thần con người.
Đốt vàng mã không chỉ tốn kém mà còn ảnh hưởng tới môi trường, gây thiệt hại về người và của
Có lễ không phải chúng ta không biết tác hại xấu của tục lê Đốt vàng mã mang tới, mà ta đang cố giữ lấy một hoạt động để vỗ về tôn hồn, củng cố cho niền tin vào đấng tối cao mà thôi. Nhưng đứng trước thực trạng xã hội và sự phát triển nhanh chóng, liệu Tục lệ Đốt vàng mã này đã đến lúc từ bỏ hay chưa?
=>> Thỉnh tượng Phật bằng đồng về thờ tại gia