Chuông đồng là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu ở đình chùa, nhà thờ công giáo. Từ lâu văn hóa đúc chuông đồng cho chùa luôn được coi là một việc vô cùng quan trọng. Quy trình đúc chuông như thế nào? Vì sao giá nhận đúc chuông tận nơi thường cao hơn giá đúc tại xưởng? Hãy cùng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết sau.
Ở đâu nhận đúc Chuông đồng chất lượng?
Văn hóa đúc Chuông đồng tại chùa
Đúc Chuông đồng là một kĩ thuật khó, đồi hỏi người thờ có tay nghề cao. Nếu không Chuông sẽ nứt gãy hoặc không có tiếng chuẩn.
Trước khi đúc CHuông cần tạo khuôn mẫu. Khuôn mẫu được làm bằng đất sét trộn bông,trấu tạo độ keo cần thiết. Việc nặn khuôn đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm lâu năm để tạo ra các đường nét hoa văn cổ, chuần trên thân hình quả chuông.
Lễ đúc Chuông đồng thường được chuẩn bị kĩ càng
Quá trình chọn tuyển nguyên liệu phải càn lọc nguyên liệu lẫn tạp chất, để được đồng thanh khiết, Thiếc chuẩn sau đó mới đưa vào pha chế. Bí quyết đúc chuông, sự sống còn của làng nghề gia truyền chính là nằm trong khâu phân chia tỷ lệ phần trăm giữa đồng và thiếc sao cho đúng và đủ.
Cũng tại khâu pha chế này mà một số cơ sở đã lợi dụng kể giảm bớt nguyên liệu để hạ giá thành đúc chuông dẫn đến chuông sau khi đúc không đạt tiêu chuẩn về âm khí cũng như độ ngân, vang..
Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng thanh khiết
Quá trình rót nguyên liệu nóng chảy vào khuôn cũng đòi hỏi kinh nghiệm người thợ, đặc biệt Nấu đồng phải đúng thời gian,màu nước rót đồng đỏ hồng để rót đều khắp quả chuông.
Khâu cuối cùng là sửa nguội, đánh bóng và làm màu theo yêu cầu khách hàng để cho ra lò sản phẩm hoàn thiện, gia công bề mặt, làm màu.
Các nghệ nhân sử nguội bề mặt chuông cho nhẵn mịn, sắc nét
>>>Xem thêm các mẫu hạc thờ bằng đồng tại chùa
Đúc Chuông đồng có nên cho vàng không?
Nghề đúc chuông đồng theo các nghệ nhân nổi tiếng thì có 2 yếu tố chính không được phép sai lầm để tạo nên một quả chuông ngân vang rền như tiếng sấm.
Thứ nhất về kỹ thuật lấy tiếng: Tiếng chuông phải chuẩn khi thỉnh bằng vồ (đối với Đại Hồng Chung- Chuông Nam) hoặc thỉnh bằng dây kéo ( Chuông nhà thờ – chuông Tây). Âm thanh khi đánh phải trong, ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt. Đây gọi là kỹ thuật lấy “Thanh”
Khi đúc Chuông thường thả vàng với ý nghĩa tâm linh
Thứ 2 về kỹ thuật tạo hình, họa tiết hoa văn: Hay còn gọi là ” Sắc” , hoa văn chuông tượng chưng cho nhiều ý nghĩa tâm linh nơi cửa chùa.
Đúc chuông đồng đòi hỏi phải hoàn hảo cả “Thanh” và “Sắc”, phần “Sắc” còn có thể sửa nguội được chứ phần “Thanh” một khi đã hỏng không được trong, không ngân vang tới khắp mười phương là phải bỏ đi đúc lại.
Khi tổ chức lễ đúc chuông tại chùa nếu tiếng chuông càng vang xa , nhà chùa, thánh đường được tôn vinh thì đó chính là niềm tự hào của con chiên, phật tử. Chính vì vậy mà nhiều phật tử phát tâm muốn bỏ vàng vào với mong muốn âm thanh của chuông sẽ vang xa hơn, vang vọng khắp làng xã, và vang tới cả khách thập phương.
Chuông thế nào mới được gọi là chất lượng tốt?
Bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh chứ không liên quan đến việc lấy tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng việc bỏ vàng vào là lãng phí, có nhiều phật tử không thực sự hiểu lại giải thích bỏ vàng vào cho chuông kêu hơn. Nhưng chúng tôi xin xác nhận rằng chuông kêu hay không không phụ thuộc vào số vàng phật tử bỏ vào mà phụ thuộc vào kỹ thuật của người nghệ nhân đúc đồng.
Đứng ở góc độ người phật tử, một người tu hành thì tứ đại giai không, vật chất là vật ngoài thân, nên nếu có vàng mà muốn bỏ vào chuông với mong muốn cầu nguyện thì cũng không có gì là lãng phí. Nhưng nếu đứng ở góc độ người thường, dựa trên thước đo giá trị kinh tế thì việc bỏ vàng vào chuông là lãng phí.
>>>Xem thêm các mẫu lư hương bằng đồng cao cấp, chất lượng
Vì sao giá nhận đúc Chuông tận nơi thường cao hơn giá đúc tại xưởng?
Đối với những mẫu chuông đồng kích thước lớn, trọng lượng nặng lên đến hàng tấn thì đúc tận nơi là giải pháp được nhiều ngôi chùa lựa chọn. Đặc biệt đối với những ngôi chùa ở xa xưởng, điều này sẽ giúp các sư thầy, người chịu trách nhiệm tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức đi lại hơn. Đặc biệt, không mất thời gian di chuyển, lắp chuông mà có thể sử dụng luôn sau khi hoàn thiện.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các xưởng đúc sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn để tạo nên một thành phẩm. Điển hình như: phí vận chuyển máy móc, ăn ở cho thợ và các phụ phí khác. Việc đúc chuông không phải ngày một ngày hai là xong mà có khi kéo dài đến hàng tháng trời. Do vậy, chi phí đúc chuông tận nơi sẽ có giá chênh lệch hơn chút so với đúc chuông tại xưởng.
Bốn quả chuông hoàn thành cho nhà thờ công giáo
Báo giá đúc chuông đồng tại chùa
1. Với chuông kích thước bé giá tính theo kích thước thành phẩm
2. Với chuông vừa từ chục kg đến trăm kg giá dao động từ 500.000/1kg – 520.000/kg
3. Với chuông cỡ lớn từ vài trăm cho đến hàng tấn giá từ 500.000/kg
Nếu đúc tại công trình giá sẽ cao hơn do phải vận chuyển máy móc, chi phí cho thợ ăn ở, và các phụ phí khác.
Quý khách muốn biết, tham khảo thêm có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0915 979 388 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Đúc đồng Bảo Long – Nhận đúc chuông đồng mọi kích cỡ
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác, đúc chuông các loại cho rất nhiều đình, chùa, nhà thờ công giáo trên khắp cả nước. Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam Định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Với 3 cơ sở TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Nam Định và rất nhiều cơ sở vệ tinh khác.
Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới. Có thể đúc ngay xưởng hoặc chùa Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915 979 388 để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm: Video cận cảnh quy trình đúc chuông 1 tấn của Bảo Long cho chùa Phúc Thị