Không riêng gì Việt Nam, trung thu còn là một ngày Tết truyền thống ở nhiều nước châu Á. Tết trung thu luôn là một trong những dịp đặc biệt trong năm được mọi người mong chờ nhất. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những phong tục và bản sắc riêng để chào đón dịp lễ này. Ngày rằm trung thu thờ cúng gia tiên có gì khác? Cúng vào giờ này mới đẹp? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Ý nghĩa Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Không chỉ là Tết dành cho trẻ em, đây còn là dịp để người dân quây quần, đoàn viên sau thời gian đi xa làm ăn.
Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng. Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
Trung thu là một trong những dịp lễ đặc biệt trong năm của người dân Việt Nam
Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng bày không thể thiếu trên ban thờ gia tiên
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Đêm đó những em nhỏ đi rước đèn, phá cỗ
Cúng rằm Trung thu nên chọn ngày nào?
Tết Trung thu hay rằm Trung thu ngày 15/8 âm lịch từ lâu đã là ngày lễ lớn trong đời sống văn hóa của người Việt. Mang ý nghĩa là ngày tết của trẻ con, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn đó là ngày đoàn viên, là dịp gia đình quây quần bên nhau, cùng phá cỗ, ăn bánh nướng bánh dẻo, cùng rước đèn ông sao và ngắm trăng
Hình ảnh múa lân vô cùng đẹp độc đáo
Cùng với khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm, ngắm trăng vào rằm trung thu trở thành một phong tục tập quán, một kỷ niệm với bất cứ ai từng là trẻ con
>>>Xem thêm các mẫu lư đỉnh thờ cúng đẹp, chất lượng
Vì Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng, bên cạnh những hoạt động vui chơi, những tín ngưỡng thờ cúng cũng được đặc biệt chú ý. Theo phong tục, cúng rằm tháng 8 hay cúng rằm Trung thu nên cúng vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Năm nay rằm tháng 8 rơi vào thứ sáu, ngày 13/9 dương lịch.
Mỗi gia chủ có cách bày trí, thờ tự khác nhau nhưng vẫn đi theo một nguyên tắc nhất định
Giải đáp thắc mắc: “Rằm Trung thu cúng Thần Tài vào giờ nào?”
Dân gian cho rằng các vị thần thường dùng bữa sớm, chính vì vậy mà bạn phải xác định mình muốn cúng sáng hay chiều.
* Nếu là chiều 14, chiều 15 âm: Xong trước 6h – 7h tối
* Sáng 15 âm: Xong trước 9h – 10h
Vị trí cúng rằm cũng không cần cầu kì lựa chọn như ngày cúng rằm tháng Giêng và ngày cúng rằm tháng 7. Theo thông lệ, cúng rằm hàng tháng sẽ cúng tại khu vực trước bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.
Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ
>>>Xem thêm các mẫu mâm bồng bày trí ban thờ
Văn khấn rằm tháng 8 đúng chuẩn chuyên gia
Dưới đây là bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ban thờ là nơi con cháu thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên
Bài viết này của Bảo Long cung cấp thêm thông tin cho gia chủ khi về việc cúng rằm trung thu sao cho đúng, hợp phong thủy nhất. Hi vọng sẽ giúp ích được cho quý vị. Nếu quý quan tâm đến đồ thờ cúng trên ban thờ gia tiên hãy đến ngay với Đúc đồng Bảo Long chắc chắn bạn sẽ tìm được món đồ mình cần.
Quý khách quan tâm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 – 0984.888.889 để được hỗ trợ tốt nhất.