Hạc thờ trong thờ cúng tâm linh – Tại sao phải có Hạc trên ban thờ?

Trong văn hóa tâm linh, hạc là loài chim quý, chỉ sau Phượng Hoàng. Hạc xuất hiện ở cõi tiên, mang ý nghĩa về sự thanh cao, đem lại may mắn. Tại các không gian thờ cúng, con hạc thường xuất hiện bên trên hoặc cạnh ban thờ. Tại sao hạc thờ trong thờ cúng tâm linh lại có ý nghĩa quan trọng? Cùng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hạc thờ là gì?

Hạc là một linh vật thuộc Đạo giáo, thường xuất hiện tại các không gian thờ cúng. Từ chùa miếu, nhà thờ tổ tới phòng thờ tại gia, chúng ta thường hay bắt gặp hình dáng đôi hạc. Trong các điện thờ, chùa chiền, đình miếu, đôi hạc thường có kích thước lớn, được đặt chầu dưới đất 2 bên bàn thờ hoặc cửa điện thờ. Còn tại gia, đôi hạ cnhor hơn được đặt trên ban thờ.
Hặc thờ thường không đứng đơn lẻ mà đứng trên lưng rùa. Rùa là linh vật phong thủy, một trong những Thần thú tứ trấn. Ngoài ra, hạc sẽ ngậm trong miệng bông sen hoặc viên ngọc trong miệng. Đây đều là những vật phẩm mang ý nghĩa tốt cả.
 
hạc thờ trong thờ cúng tâm linh

Chúng ta thường thấy hình ảnh hạc thờ xuất hiện trong thờ cúng, từ đình chùa, miếu đến ban thờ gia tiên

=>> Xem chi tiết bộ đồ thờ đầy đủ

Ý nghĩa đôi hạc thờ trong thờ cúng tâm linh

Theo quan điểm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn, cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường thọ. Bên cạnh đó, rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt gần giống với sự Thoát tục.
Còn hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và sự thanh cao. Bởi vậy, sự kết giữa 2 con vật linh là rùa và hạc này đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”. Thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho một sự may mắn.
 

Hạc là loài chim quý biểu tượng cho sự trường thọ, sự thanh cao

Mặt khác, có thể lí giải rằng rùa là loài vật sống ở dưới đất, còn hạc là loài sống ở trên cao. Khi hạc đứng trên mình rùa tạo thành cặp. Hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa hai thái cực âm dương. Con hạc đầu đội công lý, mắt biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh là gió, lông là cây cỏ, còn chân có ý nghĩa là đất. Bởi vậy, đây là một linh vật biểu tượng cho không gian, cho bầu trời và lực dương.
Ngoài ra, những con hạc được thiết kế với chiếc mỏ há ra đang ngậm viên ngọc thể hiện sự trong sáng, còn biểu trưng cho đạo pháp. Hoa sen là hoa của nhà Phật, biểu tượng của sự thanh khiết, luân hồi nhân quả, chỉ cuộc sống trường tồn lâu dài. 

=>> 20 bộ đồ thờ Tam sự mới nhất

=>> 20 bộ đồ thờ Ngữ sự mới nhất

Một số mẫu hạc thờ thông dụng hiện nay

Hạc thờ bằng đồng có 2 loại là loại nhỏ đặt trên bàn thờ và loại lớn đặt dưới đất 2 bên bàn thờ.Tùy vào không gian thờ cúng mà có thể chọn kích thước hạc thờ cho phù hợp. Hạc bàn thờ thường dùng kích cỡ 50cm, 60cm, 70cm…
Hạc thờ cỡ nhỏ có nhiều loại họa tiết như hạc đồng đỏ ám hoa văn, hạc đồng thau, hạc khảm tam khí, hạc khảm ngũ sắc… Hạc trên bàn thờ thường là mẫu hạc ngậm sen.
 
hạc thờ trong thờ cúng
 

Mẫu hạc lớn xuất hiện 2 bên bàn thờ trong không gian thờ cúng

 

Mẫu hạc đồng cỡ nhỏ, để ở 2 bên ban thờ

Đúc đồng Bảo Long là đơn vị úy tín chuyên sản xuất hạc đồng, đồ thờ bằng đồng và các vật phẩm phong thủy khác. Chế tác hoàn toàn thủ công, chất liệu đồng tinh khiết. Chúng tôi cam kết sản phẩm hoàn hảo từ kiểu dáng tới hoa văn tinh xảo. Nhạn đặt hàng theo yêu cầu.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889

Facebook