Trong văn hóa phương Đông, ban thờ là nơi vô cùng quan trọng trong nhà. Hầu như mỗi gia đình đều có bàn thờ như: bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, thờ Thần linh… Thông qua hình thức cúng, đốt hương, khấn vái… để tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Hoặc cầu sức khỏe, bình an, may mắn cho những người đang sống. Chính vì tầm quan trọng của bàn thờ, nên khi chuyển về nhà mới cần chuẩn bị một số thủ tục và tránh kiêng kị khi chuyển bát hương, ban thờ gia tiên sang nhà mới.
Tại sao phải thay ban thờ gia tiên?
Thay bàn thờ gia tiên mới là công việc hệ trọng trong vấn đề thờ cúng tổ tiên. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một tín ngưỡng không thể thiếu. Việc này để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tới những người đã sinh thành ra mình.
Bàn thờ gia tiên đã cũ, bị hỏng,mục nát không phù hợp với không gian nữa. Hoặc gia đình chuyển nơi ở mà không thể mang theo bàn thờ cũ. Đây là các lí do thường gặp khi các gia đình thay thế ban thờ gia tiên cũ đi.
Ngoài ra, thay mới bàn thờ còn được xem là sự thể hiện tôn kính với thần linh, tổ tiên, thể hiện sự quan tâm của gia chủ đối với chốn tâm linh của gia đình. Một số gia đình gặp nhiều khó khăn hay ảnh hưởng trong cuộc sống cũng lựa chọn thay đổi phong thủy cho ban thờ gia đình.
Khi ban thờ gia tiên cũ hỏng không thể vận chuyển xa, nhiều gia đình lựa chọn thay thế ban thờ mới
=>> Xem ngay các mẫu hạc thờ gia tiên, thờ Phật mới nhất
Cách chuyển Bát hương, Ban thờ gia tiên sang nhà mới
1. Vẫn dùng ban thờ cũ, bát hương cũ
Cần lau rửa sạch sẽ trước khi mang qua nhà mới, nhớ đánh dấu từng bát hương tránh sau này để nhầm vị trí.
– Trong trường hợp nào thì làm như thế này:
+ Bát Hương cũ không ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu
+ Ban thờ cũ vẫn còn dùng tốt chưa cần thay mới
– Cần tham khảo thầy Cúng xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng
+ Lắp đặt, kê lại bàn thờ cũ tại nhà mới
+ Xem ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch
+ Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm…
+ Mời các sư ở chùa hoặc Thầy cúng đến lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.
Khi chuyển bát hương ban thờ gia tiên sang nhà mới cần sắm lễ, cúng các vị Thần linh, gia tiên
2. Dùng ban thờ cũ, bốc bát hương mới
+ Bát hương có ghi địa chỉ nhà cũ ở tờ hiệu thì khi chuyển về nhà mới phải bốc lại bát hương và thay tờ hiệu mới.
+ Ban thờ cũ vẫn còn dùng tốt chưa cần thay mới
– Cách xử lý bát hương cũ: Không đập vỡ rồi vất lung tung gây tai nạn cho người khác. Mang chôn dưới gốc cây
– Tham khảo thầy Cúng xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.
+ Lắp kê lại ban thờ cũ tại nhà mới
+ Xem ngày giờ tốt để nhập trạch
+ Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương mới và tro mới hoặc nhờ thầy mua luôn
+ Thầy đến cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.
+ Cúng xong hoá mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.
Khi chuyển Bát hương, ban thờ gia tiên gia chủ cần chuẩn bị một số thủ tục
3. Sử dụng ban thờ mới, bát hương mới
Để phù hợp với không gian nhà mới bạn muốn thay thế hết toàn bộ đồ thờ cúng, khi chuyển nhà cần xử lý ban thờ và bát hương như sau:
– Cần tham khảo thầy Cúng xem hướng, vị trí đặt bàn thờ hợp với gia chủ tại nhà mới và mời thầy làm lễ cúng.
+ Lắp sẵn bàn thờ tại nhà mới
+ Hỏi thầy cúng xem ngày giờ tốt nhập trạch và đồ lễ cần sắm.
+ Sắm lễ: hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, trầu cau, rượu bia, nước lọc, nước ngọt, mã, tiền vàng, xôi gà, mâm cơm….mua bát hương mới và tro mới hoặc nhờ thầy mua luôn
+ Thầy đến cúng sẽ bốc bát hương, cúng lễ nhập trạch. Mỗi sáng thay nước, thắp hương liên tục trong 100 ngày tại nhà mới.
+ Cúng xong hoá mã tiền vàng và tro thả sông hồ, hạ lễ.
Tàn hương thì bái tạ rồi mang các vật dụng đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống (bát hương, khay để hoa quả, ngai chén nước, bộ ngũ sự…).
=>> Xem ngay các đồ thờ cúng mới nhất
Cách xử lí ban thờ gia tiên cũ
Thay ban thờ mới đồng nghĩa gia chủ sẽ phải xử lí ban thờ cũ đi. Tuyệt đối không được tự ý vứt bỏ ban thờ cũ đi mà phải có cách xử lý đúng.
Đối với ban thờ gia tiên cũ được thay thế bằng ban thờ gia tiên mới do nguyên nhân từ chất lượng tới không phù hợp với không gian. Trước đây, nhiều người chọn cách xử lí ban thờ cũ là bỏ hoặc vứt xuống sông. Tuy nhiên đây là việc không nên vì có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và khiến cho bàn thờ bị lộ thiên như một kiểu bị vứt bỏ rác thải, và đó là sự bất kính đối với tổ tiên.
Ngày nay, các sư thầy hay khuyên nên hóa thành tro giải xuống sông nước hoặc mang lên chùa thiêu đi. Việc này vừa đảm bảo giữ gìn môi trường sạch đẹp vừa không bị cho là bất kính với tổ tiên, Thần linh.
Bỏ bát hương cũ có 3 cách:
– Mang thả sông hồ cho mát mẻ
– Mang gửi lên chùa
– Mang chôn xuống đất hoặc vất ở gốc cây
Không tự ý vứt bỏ bát hương, ban thờ cũ mà nên hóa tro hoặc mang lên chùa
=>> Có thể bạn quan tâm: Cách bài trí ban thờ gia tiên với ban thờ Phật đúng chuẩn
Văn khấn cúng chuyển Bát hương, ban thờ gia tiên cũ
“Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con sám hối, con lạy chín phương Trời, mười phương Phật và chư Phật mười phương.
Con sám hối, con lạy các quan Thần Linh,Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Công , Táo Quân, Thần Hoàng Chúa Đất, Tiền chủ hậu chủ tài thần.
Con sám hối, con xin phép Gia tiên tiền tổ họ …., bà Cô, ông Mãnh họ…
Hôm nay, ngày ……., nhân ngày lành tháng tốt. Xin phép cho con được chuyển Ban Thờ, bát hương về nơi cư ngụ mới để con thờ phụng chu đáo đến nơi đến chốn.
Con xin bà Cô, ông Mãnh phù hợp độ trì cho con được công việc thuận lợi, được trôi chảy, thông đồng bến giọt, được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)!”
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388