Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam được rất nhiều người dân tin theo. Sự sùng bái các vị nhân thần và thiên thần, cũng như niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của con người đã dần hình thành các tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt. Tứ Phủ, một trong những thuật ngữ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tứ phủ gồm những vị Thần nào?
Định nghĩa về Tứ Phủ
Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một khái niệm có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Các vị thần khâm sai của Tứ phủ được thờ tại hầu hết các chùa miền Bắc. Đôi khi cũng có những vị Thần thuộc các văn hóa khác được kết nạp. Nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm được nhập vào hệ thống Tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên. Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa. Bà cũng được coi là Mẫu Địa phủ, vị Mẫu thứ tư. Tứ phủ là khái niệm thường được đi liền với Tam phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị, và đệ tam.
Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ phủ được xây dựng từ Tam phủ cộng thêm mẫu Liễu. Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
Tứ Phủ là một khái niệm gắn liền mới tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam
=>> Đồ thờ cúng thờ Tứ Phủ bằng đồng
Tứ Phủ gồm những vị Thần nào?
Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, thường chúng ta hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ”. Đây là những người đóng vai trò xây dựng, bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Nhưng trên thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam.
Hệ thống thần linh của Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Nhưng dù vậy, vị trí các vị Thần cũng không thay đổi quá nhiều.
1. Chư Phật
2. Vua Cha
3. Thánh Mẫu
4. Quan Lớn
5. Chầu Bà
6. Ông Hoàng
7. Thánh Cô
8. Thánh Cậu
Cơ bản Tứ Phủ sẽ phân chia thành 8 bậc chính
Phía dưới bao giờ cũng có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt. Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng xuống.
- Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
- Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên – hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tượng trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho cõi nước. Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, tượng trưng cho cõi đất. Theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
- Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.
Một hình thức hoạt động hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Tú Phủ
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, bảo vệ xã tắc an bình. Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.
=>> Bát hương, Lư hương thờ Thần, thờ gia tiên
Lí giải sự phân chia cấp bậc trong Tứ Phủ
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy nên có một số Thần, Phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế,.. Những vị Thần, Phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: Cõi trời (Thiên phủ), cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị Thần, Thánh, quan, chầu, Hoàng Tử, Cô Cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương. Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả). Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm. Còn Thoải phủ tương ứng với màu trắng, Địa phủ tương ứng với màu vàng.
=>> Tượng Phật bằng đồng
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388