“Uống nước nhớ nguồn” đã là đạo lý ngàn đời của người Việt Nam. Không chỉ bày tỏ thành kính với người còn sống, người Việt còn tưởng nhớ đến công ơn và sự hiện diện của người đã mất. Chẳng thế mà cúng giỗ đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của người sống đối với người đã khuất. Tục lệ cúng giỗ xưa này của người Việt có gì thay đổi? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường được hiểu là gì?
Ở Việt Nam, ngày giỗ thường được gọi là “húy nhật” hay “kỵ nhật”, là ngày mất tính theo âm lịch của một người nào đó. Ngày giỗ là dịp để họ hàng con cháu xôm tụ lại bên nhau, cùng dâng nén hương kính người thân đã mất và cũng là cơ hội để người trong gia đình gặp mặt, hỏi thăm cuộc sống và bàn bạc công việc chung.
Căn cứ vào mốc thời gian kể từ ngày qua đời của người quá cố, người ta tổ chức ngày giỗ với những nghi thức khách nhau là: Giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường.
Cúng giỗ ông bà tổ tiên chính là thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ người đã khuất
>>>Xem thêm các mẫu bát hương bằng đồng cao cấp, bày trí ban thờ gia tiên
Giỗ đầu còn gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ kỷ niệm đúng một năm một người ra đi. Vì nằm trong thời kì tang chế nên ngày giỗ đầu thường có không khí ảm đạm, bi ai. Ngày giỗ đầu được tổ chức rất trang nghiêm không kém gì đám tang, con cháu mặc tang phục, một số gia đình còn thuê cả kèn trống linh đình.
Giỗ hết hay còn gọi là Đại Tường, được tổ chức một năm sau giỗ đầu, khi người đã mất được tròn hai năm. Vì còn nằm trong thời kì tang chế nên thủ tục ma chay vẫn được diễn ra với nghi thức trang nghiêm. Giỗ hết được tổ chức long trọng, con cháu tề tụ đông đủ khách mời cũng được mở rộng. Giỗ hết đánh dấu một cột mốc quan trọng. Sau ngày này, người nhà sẽ bỏ tang phục, trở lại tham gia các tổ chức hội hè đình đám. Ở một số nơi, người phụ nữ có chồng qua đời chỉ được đi bước nữa sau giỗ hết.
Giỗ thường còn biết đến với tên “Cát Kỵ”, là ngày giỗ của người đã mất kể từ năm thứ ba trở đi. Thời gian ba năm đủ để xoa dịu vết thương của những ở lại và đủ để vong linh người quá cố được siêu thoát. Do đó, giỗ thường là dịp để họp mặt đông đủ, hỏi thăm sức khỏe và củng cố tình làng nghĩa xóm, tình thân dòng tộc. Người xưa có câu “Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông cũng là lẽ đó.
Những nguyên tắc chung của cúng giỗ
Mặc dù được tổ chức khác nhau ở mỗi dân tộc và vùng miền; nhưng về cơ bản, cúng giỗ thường có một số nghi thức giống nhau.
Trước ngày giỗ một hôm cần phải cúng cáo giỗ, mục đích là để xin Công Thần Thổ Địa và mời người đã khuất hôm sau về hưởng lễ chính. Ngày cáo giỗ chỉ làm cho người thuộc hàng trên (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…) chứ thường không làm cho những người thuộc hàng dưới (con, cháu, chắt, chít). Vào ngày này, người thân sẽ ra mộ, lau dọn mộ sạch sẽ, trưng hoa trái và rồi mời người mất về ăn giỗ. Bắt đầu từ lúc đó, bàn thờ luôn phải có nhang đèn cho đến hết lễ Chính Kỵ.
Tục lệ cúng giỗ xưa nay của người Việt như thế nào?
>>>Xem thêm các mẫu hoành phi câu đối bằng đồng chất lượng, giá tốt
Giỗ chính (Chính Kỵ) diễn ra vào đúng ngày mất của người chết; tức sau cáo giỗ một ngày. dù gia chủ khá giả hay nghèo khó, người ta vẫn cố gắng để tổ chức một mâm cơm cúng để bày tỏ lòng thành kính với người đã qua đời. Nhà giàu thì có thể tổ chức linh đình, thuê kèn thuê trống, mời anh em dòng họ xa gần và cả láng giềng tham dự. Nhà nghèo thì mộc mạc đơn sơ hơn với chén cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén hương, đèn, nến cúng người đã mất. Thân bằng, cố hữu nhớ tới ngày giỗ có thể chủ động đến thắp nén nhang mà không cần phải đợi có lời mời.
Khách đến dự giỗ thường đặt đồ cúng lên bàn thờ, thắp hương và vái ba lạy xong đọc lời khấn. Sau khi hết ba tuần hương, gia chủ có thể vái ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi hóa, rồi hạ lễ, mời mọi người ăn giỗ. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ đồ lễ trên bàn thờ xuống, chia thành từng túi nhỏ cho những người đến ăn giỗ.
Thủ tục gửi giỗ, góp giỗ
Giỗ thường được tổ chức tại nhà con trai trưởng; nếu người con trai trưởng đã mất thì cúng giỗ sẽ giao cho người cháu đích tôn. Tuy nhiên, ngày giỗ là ngày chung của tất cả các thành viên trong gia đình; vì thế cho nên đến ngày giỗ, những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại,… Đều tề tựu tại nhà người con trưởng và không quên mang theo đồ lễ đến góp cúng.
Lễ gửi giỗ tùy theo điều kiện của mỗi người, có khi là tiền, gạo, gà, hoặc trái cây,… Việc gửi giỗ và tổ chức giỗ to hay nhỏ không quan trọng, miễn là người còn sống có tấm lòng biết ơn, thành kính là được. Giỗ cúng là một nét đẹp đáng quý trong văn hóa người Việt.
Mỗi vùng miền lại có những tục lệ thờ cúng riêng
Tổ chức đám giỗ sao cho đúng, phù hợp với không gian, thời gian và điều kiện gia chủ là điều vô cùng cần thiết. Không nên vì câu nệ, sĩ diện mà phải tổ chức giỗ linh đình hay gây mất đoàn kết trong việc tổ chức. Hãy giữ cúng giỗ là một phong tục tập quán đẹp, đừng biến nó thành một hủ tục.
Tục lệ cúng giỗ ngày này có gì khác biệt so với thời ông cha ta?
Giỗ là để họp mặt gia đình, để tưởng nhớ và noi gương tốt của những người thân trong gia đình đã mất; đó là việc hiếu, là một hoạt động tâm linh của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng. Nó mang nặng tính truyền thống và là một phong tục đậm đà bản sắc dân tộc, cần được duy trì.
Khoảng trên chục năm nay, khi đời sống nói chung tốt hơn, việc cúng giỗ được nhiều gia đình, dòng họ khôi phục. Nhưng do không hiểu hết ý nghĩa đúng hoặc không có ai hướng dẫn, hoặc cố tình làm to, làm trong diện rộng để khoe khoang, để thu lời.
Hãy giữ cúng giỗ là một phong tục tập quán đẹp, đừng biến nó thành một hủ tục.
>>>Xem thêm 50+ mẫu bộ ngũ sự bằng đồng đẹp ý nghĩa
Có người đi ăn giỗ để đền ơn người sống, để hối lộ; nên đặt lên bàn thờ không phải đồ lễ mà là phong bì… làm cho đám giỗ. Gây một sự ganh đua giữa các gia đình, tạo điều kiện cho một số việc làm xấu; một số tệ nạn xã hội – thường là cờ bạc, đốt vàng mã – phát triển.
Đây là một tục lệ cần được giữ gìn, phát huy nhưng làm thế nào để tiếp nối những điều tốt đẹp trong nó chứ không phải biến tấu một cách thái quá lên, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của tục lệ thờ cúng tổ tiên.
Mong rằng bài viết này của Bảo Long sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về tục lệ cúng giỗ xưa nay của ông cha ta. Hy vọng có thể giúp mọi người đâu đó trong cuộc sống này.
Nếu gia chủ đang có nhu cầu về đồ thờ cúng, tượng Phật, đồ phong thủy… hãy đến ngay với chúng tôi. Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Đặc biệt, vì là đơn vị trực tiếp sản xuất, giá thành vô cùng hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: sưu tầm