Đại Thế Chí Bồ Tát vẫn thường xuất hiện trong câu niệm hằng ngày của chúng ta, nhưng không phải bất kỳ ai cũng hiểu hết về ngài, sự tích ra đời cũng như ý nghĩa cái tên của ngài là gì. Là người tu hành, chúng ta càng hiểu sâu sắc về các vị bao nhiêu, thì khả năng thẩm thấu những đức hạnh của ngài mà tu tập càng rõ ràng bấy nhiêu. Cùng Bảo Long tìm hiểu tất tật về Đại Thế Chí Bồ Tát qua bài viết sau.
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?
Đại Thế Chí Bồ Tát còn có những tên gọi khác như là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,…hoặc cũng có thể gọi vắn tắt là Thế Chí.
Đại Thế Chí Bồ Tát còn có những tên gọi khác như là Đắc Đại Thế Bồ tát
Trong Tây Phương Tam Thánh, ngài là vị Bồ Tát đứng bên phải của đức Phật A Di Đà, cổ đeo chuỗi anh lạc và tay thì cầm hoa sen xanh. Trong đó hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh. Dùng trí tuệ để dứt khỏi những phiền não vô minh và cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trước, cũng như đóa sen vươn mình lên cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Tìm hiểu về sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát có tên là Ni Ma, tiền thân là thái tử thứ hai của vua Vô Chánh Niệm và em của thái tử Bất Huyền. Vua Vô Chánh Niệm sau này là Đức Phật A Di Đà, còn thái tử Bất Huyền sau này là Quan Âm Bồ Tát.
Nhờ phụ vương khuyên bảo, ngài ngày ngày phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng liên tục trong 3 tháng. Nhưng có vị đại thần là Bảo Hải đã khuyên nhũ Thái Tử rằng: “Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu.
Sự tích Đại Thế Chí như thế nào?
>>>Xem thêm 99+ mẫu đồ đồng khảm HOT nhất hiện nay
Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử. Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại. Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng “Nhứt Thiết Trí” đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa”
Ni Na thái tử cảm thấy lời của đại thần thấu tình đạt lý nên đã chắp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:
Ba nghiệp của thân
– Không sát hại chúng sanh,
– Không trộm cắp của người và
– Không tà dâm
Bốn nghiệp của miệng.
– Không nói láo xược
– Không nói thêu dệt
– Không nói hai lưỡi
– Không nói độc dữ thô tục
Và ba nghiệp của ý
– Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
– Không hờn giận oán cừu
– Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.
Bức tượng Đại Thế Chí tại Trung Quốc
Đến chừng nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa chúng sinh”
Sau khi Phật Bảo Tạng nghe những lời của thái tử Ni Na thệ nguyện xong, ngài bèn thọ ký rằng: “Lòng của người muốn một thế giới rộng lớn trang nghiêm, qua đời vị lai, trải qua hằng hà sa kiếp, người sẽ có được tâm nguyện ấy. Người có tâm nguyện lớn như vậy, nên ta đặt hiệu cho người là “Đắc Đại Thế”, nghĩa là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, người được bổ làm Phật, mang hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà độ hóa mọi chúng sinh”.
Khi thái tử Ni Ma nghe vậy, liền thưa “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tâm nguyện của tôi được thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy xuất hiện hoa thơm, và cầu cho đức Phật mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.
Hiện việc thờ Tượng Phật tại gia không còn xa lạ với người dân
Thái tử Ni Ma vừa nói xong và cúi lạy Phật thì vạn vật đột nhiên rung chuyển và tạo ra tiếng vang rền khắp đất trời, hằng hà sa số loài hoa thơm tho đẹp đẽ rơi xuống như mưa giữa hư không.
Lúc đó, mười phương chư Phật đồng tình thọ ký rằng “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.”
>>>Xem thêm các mẫu hạc thờ mọi kích cỡ, bày trí không gian thờ cúng
Sau khi được thọ ký như vậy, thái tử Ni Ma lòng đầy vui mừng, siêng năng tu tập những điều mình đã thệ nguyện. Từ đó về sau, Ni Ma thái tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Tượng Ngài được đúc hoàn toàn bằng đồng thanh khiết
Ý nghĩa của Bồ Tát Đại Thế Chí
Theo một số ghi chép Đại Thế Chí là đại diện của trí tuệ, ngài dùng ánh sáng trí tuệ phổ chiếu hết thảy, giúp mọi chúng sinh rời xa cõi ác. Và khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như trải qua cơn địa chấn cho nên được gọi là Đại Thế Chí.
>>>Xem thêm các mẫu lư đỉnh đồng cao cấp, chất lượng
Ngài đứng bên tay phải cùng với đức Quán Thế Âm trở thành thị giả của đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cả ba vị tạo thành Tây Phương Tam Thánh mà chúng ta vẫn kính thờ mỗi ngày. Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ. Để trở thành Phật, nhất định phải có hai yếu tố này, từ bi và trí tuệ. Ngày nay thờ tượng Phật về thờ tại gia được rất nhiều các gia chủ lựa chọn Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong ba vị Tây Phương Tam Thánh
Còn trong phong thủy thì ngài Đại Thế Chí Bồ Tát được xem là bản mệnh của người tuổi Ngọ. Thờ tượng Ngài giúp người tuổi Ngọ gặp hung hóa cát, muôn sự bình an, cát tường như ý, phát huy được những trí tuệ của bản thân.
Cửa hàng bán tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đẹp, chất lượng ở đâu?
Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và bán tượng Phật, tranh đồng, đồ thờ đồng khác… Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước.
Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới, cập nhật xu hướng. Riêng với tượng Phật Đại Thế Chí, là một trong những mẫu tượng Phật nổi tiếng của công ty. Chúng tôi nhận thi công đúc các mẫu tượng Phật đầy đủ kích cỡ phục vụ từ chùa đền, đến thờ tại gia.
Đặc biệt, vì là đơn vị trực tiếp sản xuất, giá thành vô cùng hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: sưu tầm