Với tâm niệm hiếu sinh và tạo phước hồi hướng cho người đã khuất, tổ tiên, người Phật tử nên dâng các lễ phẩm đặc biệt trong dịp Tết, cúng giỗ. Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Phong tục lệ thờ cúng tổ tiên xưa – nay
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ. Đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng
Trên ban thờ được bày trí đầy đủ như: bát hương, bộ ngũ sự ( 1 đỉnh + 2 hạc hoặc 2 chân nến), Mân bồng, lọ hoa, hoành phi câu đối…. Tùy vào từng gia đình mà có cách lựa chọn, bày trí đồ thờ cúng khác nhau.
Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.
Ý nghĩa ngày giỗ đầu trong văn hóa thờ cúng người Việt
Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Câu trả lời là: ngày đầu tiên sau một năm mất. Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.
Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Ngày giỗ đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?
>>>Xem thêm các mẫu đỉnh đồng thờ cúng đẹp, chất lượng
Những điều kiêng kỵ trong ngày giỗ gia chủ cần biết
Thờ cúng tổ tiên luôn là một việc làm đòi hỏi sự thành kính, nghiêm tranh nhất. Nhưng nếu bạn làm không đúng có thể gây tai họa lớn không giờ tới. Sau đây là những kiêng kỵ gia chủ cần biết trong ngày giỗ đầu như sau:
– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.
– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh
– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…
– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
– Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì điều này được coi là thiếu thành ý.
Giải đáp thắc mắc: “Ngày giỗ đầu tiên nên cúng đồ mặn hay đồ chay?”
Hiểu rõ việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh của người đã khuất, vào ngày này chúng ta tránh làm tiệc linh đình, giết hại chúng sinh để thiết đãi sẽ tạo thêm tội cho vong linh ấy. Trong tội sát sinh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết, thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội này. Chọn những ngày giỗ kỵ mà sát sinh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.
Cúng đồ mặn hay đồ chay vào ngày giỗ đầu?
Vậy con cháu nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều dâng lễ chay thành kính, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết, một nén hương thành tâm để tỏ lòng thành kính
>>>Xem thêm 30+ mẫu mâm bồng không thể thiếu trên ban thờ gia tiên
Việc cúng cho người đã khuất xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình; từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên. Những người con của Phật hãy dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật. Từ đó, thực hiện những nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ đến những người đã khuất; giúp cho các vị ấy nhận được lợi ích, được an lành, hạnh phúc bên thế giới bên kia.
Bài viết này của Bảo Long giải đáp thắc mắc về cúng giỗ đầu. Mong rằng có thể giúp ích được cho gia chủ đâu đó trong cuộc sống.
Mua đồ thờ cúng bày trí ban thờ ở đâu uy tín chất lượng
Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và bán đồ thờ bằng đồng, hạc đồng, chuông đồng, đồ đồng phong thủy. Sử dụng công nghệ đúc thủ công truyền thống của làng nghề. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước.
Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới. Từ mẫu mã, kiểu dáng càng ngày càng đẹp – độc đáo, mà giá hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các Showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ tốt nhất