Phật A Di Đà là một vị phật lớn trong phật giáo, đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Chắc hẳn nếu ai đang tìm hiểu về tượng Phật đã từng nghe thấy bức tượng Phật A Di Đà nổi tiếng tại chùa Phật Tích. Đây Là bức tượng cổ thời nhà Lý. Cùng Bảo Long tìm hiểu về mẫu tượng Phật A Di Đà này qua bài viết sau đây
Đức Phật A Di Đà – giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây
Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết. Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.
Phật A Di Đà là một vị phật lớn trong phật giáo
Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng không thể thiếu trên ban thờ
Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm. Theo luận Câu Xá, quyển 12, thời Vua Vô Tránh Niệm xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mỡ, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn.
Tượng Phật A Di Đà có dáng dấp trẻ tuổi và thanh thoát, toát lên vẻ đẹp nữ tính, huyền bí.
Hình tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật tích
Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ
Tượng được tạc bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước tương đối lớn, cao 1,85m, nếu tính cả bệ là 2,7m. Thân tượng biểu đạt một vị Phật đang ngồi tọa thiền, mắt khép hờ trong thiền định, khí sắc thanh tịnh tươi nhuần. Vẻ mặt thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh.
Tượng A-di-đà chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý
Thân tượng mặc áo pháp rộng rãi, cách điệu kiểu lá sen; những nếp áo mảnh đồng thời cũng là gân lá sen, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải; nương nhẹ vào đan điền làm nên nét uyển chuyển. Hai chân xếp bằng theo lối kiết già vững chãi. Chiêm bái pho tượng chính là để cảm nhận và thực tập triết lý sống thanh tịnh, từ bi, hỉ xả muôn đời bất diệt
So với tượng Phật đương đại thời nhà Đường bên Trung Hoa thì tượng Phật Trung Hoa có nét vạm vỡ trong khi tượng Phật thời Lý dáng thanh thoát, thon gọn.
Sức sống mãnh liệt của pho tượng A Di Đà cổ – Bảo vật quốc gia
Tượng A-di-đà chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc bằng đá từ thời nhà Lý. Đây được xem là một tượng Phật mẫu mực được sánh là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam
Trải qua những biến động thăng trầm của một ngàn năm lịch sử nhiều biến cố, bức tượng A Di Đà bằng đá xanh trong chùa Phật Tích (thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một bảo vật có sức sống vô cùng mãnh liệt, vẫn trường tồn với thời gian.
Trải qua thăng trầm của lịch sử Tượng A Di Đà vẫn còn mãi với thời gian
Theo các tài liệu sử sách, chùa Phật Tích (trước đây có tên gọi Vạn Phúc) được vua Lý Thánh Tông khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một ngôi tháp cao. Ngôi chùa được coi là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn bậc nhất đương thời với “cây tháp quý cao ngàn trượng, tạc pho tượng mình vàng cao 6 thước”.
>>>Xem thêm 50+ mẫu hạc thờ bằng đồng đẹp, chính hãng giá rẻ
Khi ngôi tháp bị đổ (khoảng thế kỷ XV), pho tượng bị vùi trong đống gạch vụn. Đến mãi cuối thời Hậu Lê (1676-1705) khi dựng lại ngôi chùa trên núi Tiên Du, người ta mới tìm thấy pho tượng. Đến năm 1816 thời vua Thiệu Trị, ngôi chùa được trùng tu một lần nữa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị đốt để tiêu thổ kháng chiến. Toàn bộ khối kiến trúc “nội công ngoại quốc” của ngôi chùa dựng vào thời Hậu Lê bị phá hủy hoàn toàn.
Tượng A Di Đà chùa Phật Tích là bảo vật có sức sống mãnh liệt, tồn với thời gian.
Tượng Phật vẫn còn nhưng sức nóng của lửa đã làm vôi hóa bề mặt chuyển màu tượng từ xanh đen sang xám trắng. Rồi trong những cuộc giao tranh, đạn pháo của quân Pháp đã bắn trúng làm bức tượng tưởng như bị hủy diệt: đầu gãy, ngực vỡ, thân, bệ lăn lóc nhiều năm ngoài bãi cỏ. May mắn, đầu tượng được một cụ già trong làng cất giấu, đến khi hòa bình lập lại mới mang ra để nhà nước phục chế.
Cho đến nay, di vật có giá trị nhất còn được lưu giữ lại từ thời Lý là pho tượng Phật A Di Đà với biệt danh “Pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại” Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo nói riêng và nền tạo hình Việt Nam nói chung.
Đức Phật tọa thiền định kiểu kiết già, tay kết ấn Tam Muội, thân tượng hướng hơi nghiêng về phía trước. Tạo hình cân đối giữa phần thân và đầu tượng theo sát tỉ lệ “tọa tứ lập thất” (đầu chiếm 1/4 thân ngồi và chiếm 1/7 thân đứng) tượng có dáng dấp trẻ tuổi và thanh thoát. Pho tượng toát lên một vẻ đẹp nữ tính đầy viên mãn và huyền bí.
Chùa Phật Tích cách Hà nội 20 km về phía Đông
Vẻ đẹp của thân tượng có những nét tương đồng với phong cách tạo tượng Champa đương thời; tướng thanh thoát, bờ vai nở, bụng thon mềm mại. Dù tiếp thu mạnh những nét tạo hình của điêu khắc thời Đường (Trung Quốc) và Champa; nhưng về cách thức mặc vận Pháp y. Dựa vào chi tiết nút thắt áo (lớp trong) ở phần bụng và phía sau lưng của pho tượng thì là nét tạo hình đặc trưng của điêu khắc Đại Việt.
Phiên bản pho tượng A Di Đà tại Bảo tàng Mỹ thuật VN
Hi vọng bài viết, Bảo Long cung cấp cho bạn thêm thật nhiều thông tin hữu ích về tượng Phật A Di Đà bảo vật quốc gia tại chùa Phật Tích.
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là một trong những cơ sở lớn nhất tại làng nghề Vạn Điểm – Ý Yên – Nam Định . Chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất.
Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại và độc đáo nhất trên thị trường như: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng phật bằng đồng… Ngoài ra, Bảo Long còn nhận làm theo yêu cầu của khách hàng, mà giá vô cùng phải chăng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Quý khách quan tâm đến đồ đồng có thể trực tiếp đến showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0984.888.889 để được hỗ trợ tốt nhất
Nguồn sưu tầm