Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tín ngưỡng này đã có lịch sử từ vài nghìn năm trước. Dù người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng. Nhưng người Việt Nam chủ yếu theo chế độ phụ hệ. Bởi lý do này, người con trai, đặc biệt là con trai trưởng sẽ là người có quyền lực nhất định. Thờ cúng bố mẹ, tổ tiên cũng là một việc cốt yếu trong đó. Vậy, những người con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng thì sao?
Trọng nam khinh nữ và những khó khăn của người phụ nữ
Thời xưa, con trai là cốt lõi của gia đình. Người phụ nữ lệ thuộc tất cả vào đàn ông trong nhà, như vậy mới tròn “tam tòng”. Việc sinh con trai chính là sứ mệnh bắt buộc. Nếu không sinh được chính là phạm vào tội bất hiếu lớn nhất. Việc trọng nam khinh nữ cứ như vậy ăn sâu vào tiềm thức con người, thậm trí kéo dài tới tận ngày nay.
Tục lệ xưa cho rằng, chỉ có người con trai mới được bước vào từ đường, mới được thắp hương thờ cúng tổ tiên. Gia đình nào chỉ có con gái, tức là “tuyệt hậu”. Khi chết đi không có người nối dõi, không có ai hương hỏa. Còn con gái gả đến nhà chồng thì là người nhà chồng, không còn liên quan nhà mẹ đẻ nữa.
Vấn nạn trọng nam khinh nữ đã tồn tại từ lâu, ngày nay việc bình đẳng giới luôn được nhiều người quan tâm
Ngày nay, xã hội phát triển, tư tưởng bảo thủ về con trai, con gái đã dần bị xóa nhòa. Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối là thờ cúng bố mẹ vẫn luôn khó giải quyết. Chị Hòa, bố là thương binh, mẹ là thanh niên xung phong mãi, tuổi già mới sinh được mình chị. Nhưng chưa kịp bù đắp công ơn sinh thành thì bố mẹ đã mất hết. Sau khi cưới, vợ chồng dồn tiền mua nhà riêng. Chị Hòa vui mừng vì có thể đưa bài vị bố mẹ về thờ cúng cho tròn chữ hiếu. Nhưng mẹ chồng cấm tuyệt đối chuyện thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà mình. Cuối cùng, phải nhờ dì ruột ở quê tới nhà bố mẹ đẻ ở để thay chị hương khói.
Từ ví dụ trên, với người phụ nữ vẫn luôn có những rào cản nhất định. Không chỉ từ định kiến xã hội mà thậm chí cả người thân. Chưa chắc nhiều người đã đồng ý tư tưởng con gái thờ cúng bố mẹ.
=>> Đồ thờ cúng bằng đồng mới nhất
Con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng có được không?
Theo Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường, con cháu thờ cúng ông bà, cha mẹ là việc hiếu nghĩa, đúng đạo lý. Việc phân chia trai gái chỉ mang tính tương đối. Con cái không thờ cúng bố mẹ mới là trái đạo lý, trái văn hóa.
Hiện nay, nhiều gia đình chỉ có con gái. Nhưng làm con ai cũng muốn thể hiện sự biết ơn, kính trọng tưởng nhớ bố mẹ đẻ. Con gái vẫn được phép thờ cúng gia tiên nhà mình, việc cấm đoán như một số gia đình đã làm mang nặng tính phong kiến, lạc hậu.
Nếu nhà có không gian thì làm hai bàn thờ. Một là bàn thờ gia tiên nhà chồng. Bàn thờ nhà vợ cần đặt ở chỗ khác, không nên đặt phía trước bàn thờ chính.
Quan niệm xưa cho rằng con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng là phạm vào cấm kị
Với nhà đô thị chật hẹp, chỉ có thể làm được một bàn thờ thì hãy chia bàn thờ hai bên. Bên trái để bát hương, ảnh nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh ngoại tộc. Ảnh không nên phóng quá to, mà vừa phải để đặt gọn ở bên trái, hay bên phải. Còn phần giữa bàn thờ không nên đặt ảnh gia tiên, bởi đó là vị trí của thần linh, đặt ảnh gia tiên vào là phạm kị. Khi cúng khấn thì khấn gia tiên (nhà chồng) sau đến dòng họ (vợ). Khấn tới bố mẹ chồng, khấn đến bố mẹ vợ. Ngày giỗ bố mẹ đẻ, cần thắp hương cả bàn thờ nhà chồng. Người con cần cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để được cúng lễ bố mẹ đẻ.
Theo quan niệm của một số nhà văn hóa dân gian thì mọi tập tục, nghi lễ chỉ là do con người nghĩ ra. Con trai hay con gái đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện trong đó có cả vấn đề thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Chúng ta cần bình đẳng để vấn đề trọng nam, khinh nữ không còn tồn tại xã hội ngày nay.
Bàn thờ gia tiên và bàn thờ vọng
Tại sao lại phân thờ chính và thờ vọng? Người xưa quan niệm rằng nếu con cháu đều cúng giỗ đúng ngày thì tổ tiên, ông bà không biết dự nhà ai. Phong tục, tập quán ngàn đời luôn là người con trai trưởng thờ chính, là người nối dõi gia đình. Còn người con thứ hay con gái thì sẽ lập bàn thờ vọng. Việc này cho phép người con gái đã đi lấy chồng, khi cha mẹ chồng mất, vẫn có thể xin phép tổ tiên “rước” vong linh cha mẹ về thờ.
Tất nhiên khi lập bàn thờ vẫn có những quy tắc bắt buộc phải tuân theo như bài vị phải đặt đúng vị trí “nam tả, nữ hữu”. Nếu có thờ thần linh thì để riêng hoặc phía trên cao hơn bàn thờ tổ tiên.
Phong tục là một chuyện, nhưng cũng không thể lớn hơn đạo lý làm người, đạo làm con. Con người ta vẫn luôn thay đổi đồng thời theo sự phát triển của xã hội. Những điều trái đạo lý, hay không còn phù hợp sẽ được dung hòa, lược bỏ để hợp cách xã hội. Cũng như việc người phụ nữ thời xưa không hề được khẳng định, thì ngày nay việc thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng cũng được xã hội chấp nhận.
Con gái thờ cúng bố mẹ là đúng đạo lý, tuy nhiên vẫn có những quy tắc bắt buộc phải tuân theo với nhà chồng
=>> Tượng chân dung, tượng truyền thần thờ cúng
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889