Bài trí ban thờ ngày Tết thế nào mới đúng?

Một năm nữa sắp qua, năm mới sắp tới, nhà nhà lại hối hả chuẩn bị để đón thời khắc thiêng liêng đó. Ban thờ gia tiên là không gian quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất với mỗi gia đình. Làm thế nào để bài trí ban thờ gia tiên ngày Tết tốt nhất, đón may mắn, tài lộc vào nhà?

Thông lệ dọn dẹp nhà cửa

Không biết xuất hiện từ bao giờ, với người Việt, dọn dẹp ngày Tết đã trở thành thông lệ không thể thiếu. Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ được thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết. Với mong muốn cho đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, ban thờ. Bát hương được mang xuống hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ đi cho đỡ đầy bát hương), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Rồi tất cả được sắp đặt lên ban thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng.

bài trí ban thờ ngày tết

Mỗi dịp cuối năm, các gia đình lại tổng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, ban thờ gia đình

=>> Có thể bạn quan tâm: Tết đến dọn dẹp bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật thế nào?

Nguyên tắc bài trí ban thờ ngày Tết

Bài trí ban thờ gia tiên, ngoài những thứ như cố định như hoành phi, câu đối , di ảnh, thì có những thứ không thể thiếu như bát hương, ngai chén, mâm bồng, lọ hoa,…

Cách bài trí trên ban thờ phải làm sao cho đẹp đẽ và tiện sử dụng. Nếu có đỉnh đồng thì đặt ở trung tâm, phía sau bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng thì có vẻ bất kính. Lọ hoa, hạc đồng, chân nến…để ở hai bên. Phía trước bát hương (hoặc hai bên) có thể để mâm hoa quả, có ấm nước và 3 hoặc 5 chiếc chén nhỏ.

Mâm quả thường bài trí bằng 3,5,7…loại quả khác nhau, đủ các màu sắc, sao cho đẹp và trang nghiêm. Có thể cắm thêm cành đào, cành mai và đèn nháy để bàn thờ thêm lung linh, huyền diệu.

Ngày Tết nên chú trọng việc sắp xếp các đồ thờ, tránh bày đồ mã, đồ dễ cháy để phòng hỏa hoạn. Khi khấn lễ thì phải thành tâm và trang nghiêm. Đồng thời xin phát nguyện làm những điều thiện lành để hồi hướng công đức cho gia tiên, cho các bậc tiền nhân.

nguyên tắc bài trí ban thờ ngày tết

Bài trí ban thờ ngày Tết cần chú trọng đến vật phẩm thờ, vị trí đồ thờ cũng như thứ thự

Mâm ngũ quả gồm những gì?

Người phương Đông thường tin vào thuyết Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại. Vậy nên chọn 5 loại quả để tượng trưng cho sự đầy đủ và thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. Trang trí và cách bày mâm ngũ quả ngày Tết tùy thuộc từng vùng miền. Mỗi nơi có thể bày biện mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên để bày được mâm ngũ quả đúng chuẩn, đẹp mắt và ý nghĩa bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm những loại quả phổ biến sau:

– Chuối xanh: màu xanh của trái chuối tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.

– Lê: có vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

– Lựu: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn.

– Phật thủ: có hình dạng đặc biệt như những bàn tay của Phật, che chở bảo vệ cho gia đình.

– Táo: táo tây, táo ta, táo tàu: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.

– Bưởi: bưởi căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống.

– Cam, quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

– Lê kima (trứng gà): ý là lộc trời cho.

mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả biểu tượng cho “ngũ phúc lâm môn”

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả người miền Trung gồm các loại quả sau:

– Nải chuối: mang ý che chở, bảo bọc

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời

– Dừa: có nghĩa là không thiếu

– Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

– Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

– Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

– Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

– Táo: mang ý nghĩa là phú quý

– Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt

– Thanh long: ý rồng mây gặp hội

– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

– Xoài: cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm các loại quả sau:

– Dưa hấu: căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống.

– Sung: thể hiện mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

– Đu đủ: biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.

– Xoài: cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

=>> CÓ thể bạn quan tâm: Tất tật kiến thức để cúng Giao Thừa chuẩn nhất

Một số lưu ý khi bài trí ban thờ ngày Tết

– Không đặt bàn thờ gần nơi không trang trọng như nhà tắm, cầu thang, phòng bếp,… 

– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

– Không dùng chung bát hương thờ Phật và thờ gia tiên

– Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà. 

– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).

– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.

– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ. 

– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

– Không nên treo ảnh, bài vị người quá cố cao hơn bàn thờ

Bên cạnh đó, bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

Cần lưu ý khi bài trí ban thờ gia tiên để tránh phạm vào cấm kị

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đây cũng là truyền thống của mỗi gia đinh, chính vì thế việc chăm chút, cách bày bàn thờ ngày Tết cũng rất quan trọng. Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi gửi đến bạn sẽ hữu ích. Đồng thời cũng như cầu mong cho gia đình mình một năm mới an yên và thịnh vượng.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Facebook