Ý nghĩa chiêng đồng – Biểu tượng tâm hồn, văn hóa Tây Nguyên

Chiêng đồng được coi là tâm hồn, linh vật của đồng bào người dân Tây Nguyên.Họ luôn tin tưởng rằng trong mỗi chiếc chiêng đều có một vị thần trú ngụ. Âm thanh của chúng cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn và được sử dụng như một thứ ngôn ngữ độc đáo. Và tính cho tới tận bây giờ chiêng đồng vẫn giữ vững nét độc đáo, ý nghĩa. Hiện nay, chiêng đã phổ biến ra khắp cả nước đặc biệt là trong các nhà thờ, đình, chùa. Cùng Đúc đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa chiêng đồng qua bài viết sau.

Tìm hiểu về chiêng đồng như thế nào?

Chiêng đồng đã tồn tại rất lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, được làm nên từ nguyên liệu là đồng thau. Chiêng có hình dáng thường thấy là hình nón quai thao, và ở giữa tâm chiêng có núm hoặc cũng có loại không có núm. Đường kính dao động ở khoảng từ 20cm cho tới 60cm. Người ta dùng dùi cui bằng gỗ sau đó được quấn vải mềm để đánh chiêng, ngoài ra cũng có thể dùng tay không để đánh chiêng.

https://baogialai.com.vn/dataimages/201412/original/images1024018_1_p_lai.gif

Chiêng đồng như thể hiện tâm hồn, cảnh vật của chính mảnh đất Tây Nguyên

Cồng chiêng là hai loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến bởi đồng bào Tây Nguyên, được làm thủ công, gò bằng phương pháp truyền thống. Tiếng chiêng muốn hay, chuẩn phải được làm bằng đồng tốt, độ dầy đồng đều ổn định. Những nét nện của búa trên thân chiêng đồng đều với nhau. Màu trên chiêng làm màu thường là màu giả cổ.

>>>Xem thêm các mẫu lư hương bằng đồng cao cấp, chất lượng

Chiêng đồng cũng được coi là một di sản văn hóa của Việt Nam có từ thời xa xưa và nguồn gốc là cồng chiêng Tây Nguyên. Chiêng đồng thường được treo ở nhà thờ họ, tổ hay ở các nhà thờ, đền, chùa. Vào các dịp lễ hội thì được đánh chiêng bằng dùi cao su tạo âm thanh vang âm như thức tỉnh vạn vật.

https://dothobangdong.vn/wp-content/uploads/2020/06/chieng-dong-vang.jpg

Có hình dáng chiếc nón quai thao có núm hoặc không có núm

Ý nghĩa chiêng đồng trong tâm linh phong thủy

Nhà lâu không có người ở sẽ hình thành khí trường không cát lợi, đặc biệt là tại những nơi hay phát ra thanh âm lạ. Nên người ta thường sử dụng một chiếc chiêng đồng để tịnh hóa khí trường, tán trừ tà khí.

– Trong phong thủy, chiêng đồng là vật phong thủy được cho là có âm thanh được truyền đi rất xa, tịnh hóa hoàn toàn khí trường trong phạm vi rộng lớn. Thời cổ, các quan dùng chiêng dọn đường khi đi vi hành, chiêng đồng phong thủy cũng từ hình thức này mà sau được người dân áp dụng trong phong thủy nhà ở.

https://dothobangdong.vn/wp-content/uploads/2020/06/chieng-dong-vang-60cm.jpg

Âm thanh của chiêng có hay, vang thì mới được coi là chiêng tốt

>>>Xem thêm các mẫu chuông đồng dùng trong nhà thờ tổ, chùa, đình

– Sản phẩm được gò thủ công từ tấm đồng. Chiêng đồng được tạo nên từ một tấm đồng dày, đồng vàng. Sau đó được các nghệ nhân gò chiêng sử dụng các búa gõ đánh vào tấm đồng liên tục để gò thành các núm chiêng, vành chiêng. Chính vì thế mà trên bề mặt của bất kỳ các chiêng đồng nào cũng đều có in hình các nhát búa gõ xung quanh. Chính điều này đã tạo thành những hoa văn trên bề mặt một cách tự nhiên và đều tắp.

– Tiếng của chiêng đồng cũng rất là quan trọng. Tiếng của chiêng đồng cũng được cấu thành nên nhờ độ dày mỏng của chiêng, các nhát búa gõ trên chiêng đồng có được phân bổ đều không, vành rộng bao nhiêu, hay núm chiêng tỉ lệ thế nào. Tất cả điều này phụ thuộc vào rất nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật của người thợ làm chiêng đồng.

https://dothobangdong.vn/wp-content/uploads/2020/06/ban-chieng-dong.jpg

Với đường nét họa tiết rồng uốn lượng, vô cùng sống động 

Cồng và chiêng là loại nhạc cụ chủ yếu để dùng trong nghi lễ. Người M’nông thường sử dụng bộ chiêng 6 chiếc. Các nghi lễ dùng vật hiến sinh là heo hay gà, người M’nông tấu nhạc bằng bộ chiêng 6 chiếc. Trong các cuộc rượu ngày thường, đôi khi bộ chiêng 6 chiếc cũng được đem ra hòa điệu.

Trường hợp trong buôn có khách từ xa tới, chủ nhà đãi khách rượu cần và khi đấy thường phải sử dụng bộ chiêng 6 chiếc như một nghi thức đón mừng để tỏ lòng hiếu khách của toàn buôn. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn đến vui chung. Ngoài tang lễ, hôn lễ và những dịp vui. Những nghi lễ khác thường được tổ chức tấu cồng chiêng như: lễ kết bạn, cúng hồn lúa, cúng cơm mới sau ngày thu hoạch, lễ chúc sức khỏe người chủ nhà trong dịp dựng nhà mới đối với hầu hết các nhóm M’nông; lễ lên nhà mới của người M’nông Chil; lễ hoàn công một ngôi nhà, cúng rường cột của người M’nông Rlăm…

https://dothobangdong.vn/wp-content/uploads/2020/06/duc-chieng-dong.jpg

Được người thợ đúc chủ yếu bằng đồng thau

Ứng với mỗi hoàn cảnh ấy là một bài chiêng khác nhau. Ngay trong một lễ hội, các bài chiêng cũng được đánh theo tiết tấu, nhịp điệu khác nhau, tùy theo không khí chung của lễ hội. Theo quan niệm của người M’nông, âm thanh của hai loại nhạc cụ cồng chiêng trong lễ hội vang lên sẽ kết nối với các thần linh. Có thể gọi thần tốt đến và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy.

Mua chiêng đồng ở đâu uy tín, chất lượng nhất

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường cung cấp đồ đồng, tranh đồng uy tín, chất lượng hàng đầu thị trường. Sở hữu xưởng đúc lớn tại làng nghề Vạn Điểm, Tống Xá, Ý Yên. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi, đội thợ lành nghề.

Hệ thống bàn trám lớn đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Sản phẩm vô cùng đa dạng như: đồ thờ bằng đồng, hạc đồng, lư hương tại chùa… Ngoài ra có thể nhận làm theo yêu cầu của khác hàng mà giá thành lại “hạt rẻ”.

Các sản phẩm Ý Yên của chúng tôi được đúc thủ công, chạm khắc thủ công tinh xảo. Sử dụng nguyên liệu đúc chuẩn cho độ bền vượt thời gian. Mặt khác, quý khách sẽ tìm thấy bộ sản phẩm với kích thước ưng ý và giá thành phù hợp. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline:0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Facebook