Lưu ý quan trọng ban nhất định phải biết khi đi lễ chùa đầu năm

Đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi lễ chùa để cầu may mắn, sức khoẻ cho gia đình… Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nhưng đi lễ sao cho đúng để được may mắn hay không phạm phải những điều kiêng kị là điều mà bạn cần phải biết, đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Đi lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa từ ngàn đời xưa

Phong tục đi chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa được duy trì ở nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và cách thức đi chùa đầu năm đúng đắn.

Sự thiếu hiểu biết về đạo Phật làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền. Do vậy để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.

https://cdn.tgdd.vn/Files/2020/01/22/1232563/dau-nam-di-le-chua-sam-le-khan-the-nao-cau-gi-cho-dung-202001221113535940.jpg

Đi chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày.

>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng cao cấp, chất lượng 

Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, cho bản thân 

Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm gia chủ nhất định phải biết

Đi lễ chùa rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết hết những điều cấm kỵ, điều nên, không nên khi cúng lễ chùa. Cùng tìm hiểu ngay những lưu ý nhất định không thể bỏ qua khi đi chùa.

Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi lễ chùa

Chùa là nơi thờ Phật, là chốn linh thiêng về mặt tín ngưỡng nên khi đi lễ chùa bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với các bạn nữ thì không nên mặc váy quá ngắn hoặc quần quá ngắn.

>>>Xem thêm các mẫu đỉnh đồng đẹp, bày trí ban thờ gia tiên, thần Phật

Điều này vừa thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho tổ tiên, thánh thần vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại.

Chùa là nơi thờ Phật, là chốn linh thiêng về mặt tín ngưỡng

Nguyên tắc ra vào chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Xưng hô thế nào cho đúng khi lễ chùa?

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay

Đi chùa cầu nguyện gì?

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.

>>>Xem thêm 30+ mẫu lọ hoa – lộc bình đẹp, mọi kích cỡ

Sắm sửa lễ vật

Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè và cấm kị lễ vật mặn như một số người thường mang lên chùa. Nếu mang như vậy không khác gì phỉ báng thánh thần vì họ chỉ ăn chay, dâng đồ mặn thật khó coi.

Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,…Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Đi chùa có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương nhưng không nên đặt tiền thật hoặc vàng mã lên hương án, chính điện kẻo bị cho là đút lót thánh thần, lợi bất cập hại. Tiền hãy để vào hòm công đức để cải tạo chùa chiền mang lại phúc đức lâu dài cho con cháu.

Dâng hoa ở các đền chùa nên chọn các loại hoa thanh tao như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… Tránh dùng những loại hoa lạ, hoa dại

Gia chủ nên tránh dùng những loại hoa lạ, hoa dại

>>>Xem thêm các mẫu tượng Phật bằng đồng cao cấp, chất lượng

Cách hành lễ khi đi chùa

Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước. Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện xong hãy đi đến các ban thờ khác, thường đều có 3-5 ban để thờ mẫu, tứ phủ, bạn cần đặt lễ và dâng hương tất cả tránh sót ban thờ nào.

Nếu đình chùa có nhà thờ Tổ, nhà Hậu thì cũng cần phải ghé qua. Cuối buổi lễ sau khi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới hay phòng khách để thăm hỏi và trò chuyện với các nhà sư và công đức nếu có.

Người xưa có câu “nhập gia tùy tục”, bởi vậy khi bước vào chốn thờ tự linh thiêng, chúng ta nên tuân thủ các quy tắc trên đây để có được những ngày xuân lễ chùa, vãn cảnh được vui vẻ và suôn sẻ nhất.

Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích cho tất cả gia chủ về những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm. Bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài, hoặc đồ thờ cúng, tượng Phật có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh, chính xác nhất

Nguồn sưu tầm

Facebook