Ban Thờ Thần Tài – Ông Địa do mỗi gia đình, cá nhân lập tại nơi kinh doanh, nhà riêng để thờ phụng Thần Tài – Ông Địa, giúp gia chủ nhận được sự may mắn trong cuộc sống, tài lộc dồi dào, tiền của được thu giữ, tránh thất thoát, thị phi liên quan tới tiền tài. Vậy lập ban thờ thần tài gồm những gì? Cách bài trí ban thờ thần tài như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé.
Bàn thờ thần tài gồm những gì?
Đây là câu hỏi mà không ít gia chủ thắc mắc nhất là những gia chủ kinh doanh, mở cửa hàng. Sau đây là 14 vật phẩm không thể thiếu ở ban thờ thần tài, thổ địa :
1. Khám thờ
2. Thần Tài
3. Ông Địa
4. Bát hương
5. 3 Nậm đựng Gạo – Muối – Nước
6. Khay chén 3 hoặc 5 chén
7. Mâm bồng
8. Lọ Hoa
9. Ống Hương
10. Long Quy – Rùa đầu rồng
11. Cóc Thiềm Thừ – Cóc 3 chân
12. Tỳ hưu
13. Dây Ngũ Phúc Hoa Mai
14. 5 đồng tiền hoa mai
Bàn thờ thần tài thổ địa như thế nào thì có nhiều tài lộc?
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng siêu đẹp, bày trí ban thờ tại gia
Tìm hiểu ý nghĩa đồ thờ trên bàn thờ Thần Tài – Thổ địa
1. Khám thờ Thần Tài – Thổ Địa: Khám thờ thần tài nhằm bày tỏ lòng mong cầu, sự tôn trọng, hiếu kính của gia chủ với ông thần tài – thổ địa cầu mong tài lộc trong công việc kinh doanh của mình. Thông thường, nhiều người sử dụng khám thờ gỗ tuy nhiên nếu quý vị có điều kiện tốt hơn có thể sử dụng khám thờ bằng đồng với độ bền tốt hơn rất nhiều.
2. Với Tượng Thần Tài – Ông Địa: được tạo nên từ đất, với sự lão luyện trong nghề, nghệ nhân tạo nên tượng có vẻ mặt nhân từ, hiền hậu, toát lên sự viên mãn trong cuộc sống. Thờ cúng thần tài – thổ địa giúp gia chủ mang lại tài lộc, may mắn, thuận lợi trong con đường kinh doanh, buôn bán của mình.
Thờ cúng thần tài – thổ địa giúp gia chủ mang lại tài lộc, may mắn, thuận lợi
3. Bát hương: bất cứ bàn thờ nào cũng cần phải có bát hương thể hiện tấm lòng của gia chủ với ông Thần tài – thổ địa cầu mong các ngài phù hộ độ trì cho công việc kinh doanh buôn bán của mình.
4. Các vật phẩm khác như gạo – muối – nước, khay chén 3 hay 5 chén, mâm bồng, lọ hoa, ống hương: Thể hiện yếu tố về tinh thần, no đủ, cầu toàn, hạnh phúc gia đạo của gia đình.
5. Cặp linh vật Long Quy – Cóc Thiềm Thừ, là cặp linh vật Trấn Sát và Chiêu Tài Lộc, từ ngàn xưa đã luôn được nhắc đến cùng với mong cầu tốt lành.
+ Long Quy, linh vật đầu Rồng, mình Rùa, lưng cõng Gậy Như Ý, cõng Kim Quy, khắc Bát Quái Âm Dương, chân đặt lên tiền, vàng. Với những hình tướng đó, Long Quy thể hiện sự uy dũng, có khả năng trấn sát, kỵ tà, mang tới những điều tốt lành, cân bằng cuộc sống. Long Quy đặt trên ban thờ Thần Tài – Ông Địa, đầu luôn hướng ra ngoài giúp đem lại bình an, may mắn, hóa giải sát khí.
+ Cóc Thiềm Thừ, linh vật Ba Chân do Lưu Hải Tiên Ông thuần phục, nhằm mang tới tiền tài cho người dân. Lưỡng Nghi trên đầu, miệng ngậm tiền lớn, lưng mang hai xâu tiền, chân đặt trên tiền bạc mang ý nghĩa may mắn, sung túc, đủ đầy cho gia chủ.
Cóc ngậm tiền bằng đồng bày trí ban thờ thần tài
>>>Xem thêm các mẫu ngai chén bằng đồng đẹp, chất lượng
6. Dây Ngũ Phúc Hoa Mai là vật phẩm chiêu Phúc Lộc, tránh mất cân bằng với Tiền Tài, ảnh hưởng tới gia chủ trong hoạt động kinh doanh, treo dây Ngũ Phúc Hoa Mai để công việc được hanh thông, bền vững.
7. Tỳ hưu: là 1 trong những linh vật đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta rồi. Tỳ hưu nổi tiếng là linh vật chiêu tài lộc cực kỳ mạnh mẽ, vô cùng nổi tiếng từ ngàn đời nay. Việc thờ Tỳ hưu trên ban thờ Thần tài sẽ giúp cho ban thờ Thần tài có nhiều tài lộc từ đó giúp cho các bạn thuận lợi hơn trong con đường kinh doanh của mình.
8. 5 đồng hoa mai: Hoa mai 5 cánh phong thủy “Hoa mai kim tiền” là vật phẩm phong thủy giúp hóa sát, giải trừ tiểu nhân, tránh thị phi. Nó có ý nghĩa rất đặc biệt “Mai hoa kim tiền” là đồng tiền bằng đồng hình hoa mai 5 cánh. Sử dụng đồng hoa mai ở nhiều vị trí khác nhau như đặt ở dưới thảm, ví tiền, từng linh vật – tượng ở dưới đáy của bàn thờ Thần Tài ông địa giúp mang tới bình an, nhiều may mắn hơn.
Vị trí đặt ban thờ thần tài thổ địa theo hướng ra cửa chính
Hướng dẫn cách bài trí ban thờ Thần tài – Thổ Địa chuẩn phong thủy
Sau khi đã chuẩn bị xong các vật phẩm, gia chủ cần nắm rõ cách bài trí, đặt để các vật phẩm, đồ thờ trên ban thờ Thần tài – thổ địa để mang lại cát khí, sự linh ứng trong quá trình thờ phụng.
“Nhất Vị Nhị Hướng” là điều mà gia chủ cần quan tâm, lựa chọn vị trí đặt khám thờ tốt sẽ mang tới tài lộc và thờ cúng sẽ trở nên linh thiêng hơn.
Vị trí đặt ban thờ thần tài thổ địa theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc đặt tại các phương vị quý nhân, tài lộc. Anh chị lưu ý những quy tắc sau khi đặt ban thờ Thần tài nhé :
– Vị trí của bàn thờ thần tài:
+ Ban thờ Thần tài đặt theo đúng phong thủy “Tọa Sơn Hướng Thủy”. Tọa sơn ở đây không phải là tựa lưng vào núi mà là tựa vào tường vững chắc, sạch sẽ tránh những vị trí động, không nên tựa vào cầu thang,
+ Những vị trí tường không sạch sẽ thì nên tránh như: nhà vệ sinh, nhà tắm, …
+ Những vị trí góc nhọn ở trong nhà vì như thế sẽ có nhiều sát khí ảnh hưởng tới ban thờ Thần tài.
Ngoài ra trên bàn thờ Thần tài sẽ được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp. Bố trí các ông thần tài thổ địa cao nhất trên ban và thấp dần với các vật phẩm bên ngoài. Ta cần làm các nghi thức nạp cốt trước khi tiến hành an vị các ông vào vị trí.
Ngoài ra trên bàn thờ Thần tài sẽ được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp
– Cách đặt tượng Thần Tài – Thổ Địa:
+ Thổ Địa bố trí bên tĩnh trên ban thờ là bên Hữu bạch hổ (bên phải của ban thờ – là bên trái khi nhìn vào ban thờ thần tài)
+ Ông Thần Tài bố trí bên động là bên Tả Thanh Long (bên trái của ban thờ – Là bên phải khi nhìn vào ban thờ thần tài)
– Cách sắp xếp các phụ kiện có trên bàn thờ thần tài
Trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa hay bất kể bàn thờ nào khác đều phải có tối thiểu là bát hương, lọ hoa, ngai chén, mâm bồng các phụ kiện khác có thể có hoặc không tùy vào từng điều kiện của gia đình.
+ Bố trí Bát hương: ở giữa ban thờ Thần tài và mặt nguyệt của bát hương sẽ hướng thẳng theo hướng ban thờ Thần tài.
+ Phía trước bát hương là vị trí để bố trí mâm bồng đựng hoa quả, bánh kẹo thờ cúng. Lưu ý nên đặt đĩa bồng thấp hơn mặt nguyệt bát hương.
+ Phía trước của đĩa bồng bố trí bộ chén thờ để dâng nước, dâng đồ thờ.
Bàn thờ đều phải có tối thiểu là bát hương, lọ hoa, ngai chén, mâm bồng các phụ kiện khác
+ Ví trí này nếu không dùng 5 chén đựng nước ta sẽ để lần lượt đó là rượu – chè khô – nước – gạo – muối
+ Cóc Thiềm Thừ đặt bên trái và luôn hướng vào bên trong ban thờ Thần tài để nhả tài lộc cho gia chủ.
+ Long quy đặt bên tay phải và luôn hướng ra bên ngoài của ban thờ Thần tài để đón khí – hóa sát, kỵ tà.
+ Đôi Tỳ Hưu đặt 2 bên bàn thờ, đầu hướng ra ngoài. Cách đặt tỳ hưu theo quy tắc “Nam Tả Nữ Hữu” – con đực bên trái, con cái bên phải theo hướng người nhìn vào.
>>>Xem thêm các mẫu tượng phong thủy bằng đồng cao cấp, chất lượng
Trên đây là toàn bộ kiến thức về bàn thờ Thần Tài để trả lời cho câu hỏi “Khi lập bàn thờ thần tài gồm có những gì?”. Nếu quý vị còn thắc mắc xin liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388 để được tư vấn.