Các pho tượng Quan Âm Bồ Tát quý hiếm từ Bắc tới Nam

Trong lịch sử gần 4000 năm Việt Nam, sử sách đã ghi lại nhiều gia đoạn thăng trầm của Phật giáo cùng với lịch sử dân tộc. Trong đó, Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng và được thờ rất phổ biến. Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát từ Bắc đến Nam hiện nay được ghi nhận là Bảo vật Quốc gia có đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Quan Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là  Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. 

Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.

tượng quan âm bồ tát quý hiếm

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ phụng rộng rãi trong Phật giáo Đại Thừa

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng “cha nghiêm mẹ từ” là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm – Quan Âm Thị Kính. Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng san.

=>> Có thể bạn quan tâm: Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Ý nghĩa thờ tượng Bồ Tát

Điểm danh các pho tượng Quan Âm Bồ Tát quý hiếm từ Bắc đến Nam

1. Tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp có nhiều tượng cổ với giá trị thẩm mỹ cao, trong đó nổi bật nhất là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thế kỷ XVII. Pho tượng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn hóa và nghệ thuật Việt Nam, đánh dấu mốc cho sự phát triển của tinh thần dân tộc. Pho tượng Phật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong Đợt đầu tiên năm 2012.

Tượng Quan âm Bút Tháp được làm từ các nguyên liệu: gỗ mít, sơn ta, vàng, bạc, son. Tượng được chia thành 3 phần khác nhau:

Phần thân tượng, tính từ đỉnh cho đến mép mặt bệ đài sen – 221 cm. Tượng được lắp ghép từ nhiều khối khác nhau phần đầu từ tượng nhỏ A di đà đặt trên đỉnh xuống bốn tầng mặt ba chiều phía dưới đến cổ, là một khối liền. Từ vai đến khối chân là một tổng thể liền nhau. Khối chân xếp bằng, và 42 tay lớn lắp ghép vào khối thân, các tay đều lắp rời, có tay làm liền, có tay lại chia ra từng đoạn ghép vào nhau.

các pho tượng quan âm bồ tát quý hiếm

Pho tượng Quan Âm Bồ Tát là một dạng Thập nhất diện Bồ Tát

Phần bệ tượng gồm đài sen rời đặt ghép trên đầu con Tràng ba Long vương đội bệ, hai tay của con long vương cũng lắp rời. Từ mặt bệ chạm khắc sóng nước đến chân bệ được gập thành ba khúc cũng lắp ghép. Phần bảng tay phía sau tách rời, gồm 14 vòng tay, số vòng tay giảm dần như sau: 102, 102, 95, 88, 80, 69, 60, 45, 37, 27, 26, 23, 19, 16. Tổng cộng là 789 cái tay nhỏ. 

Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng – nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc.

2. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hồi Hạ

Ngày 30-12-2013, Pho tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Pho tượng cao 315 cm, nặng khoảng 3 tấn. Đây là một trong những pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ lớn và đẹp nhất của loại hình tượng Quan Âm Diệu Thiện mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16.

Pho tượng được ghép từ nhiều miếng gỗ lớn, nhỏ bằng nghệ thuật tạo tác đạt ở đỉnh cao của nghề gỗ. Ngoài ra, dựa trên các dấu vết còn lại đến nay cho thấy, pho tượng đã từng được sơn son thếp vàng toàn bộ cả thân và bệ tượng. 

Tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được chế tác theo kết cấu chia làm 2 phần chính: Phần thân tượng và phần bệ tượng. Phần tượng thể hiện là hình ảnh Phật Bà Quan Âm với 42 tay. Đầu đội mũ Thiên quan, gương mặt tròn đầy thể hiện vẻ đẹp của sự từ bi, đức độ. Những bắp tay căng tròn, những bàn tay với ngón tay mềm, mũm mĩm, duyên dáng đang vươn ra.

Pho tượng Quan Âm Bồ Tát từng đặt tại chùa Hồi Hạ

Trong số 42 tay, đôi tay chính chắp trước ngực thể hiện thủ ấn Liên hoa hợp chưởng, hai tay đặt dưới lòng kết thủ ấn Thượng phẩm thượng sanh. Mỗi bên vai 19 cánh tay tỏa sang hai bên, xòe mở, mỗi tay tượng đều cầm pháp khí. Có thể nhận thấy một số pháp khí như: Sổ châu thủ; Nguyệt tinh ma ni thủ; Ngũ sắc vân thủ; Bảo kiếp thủ; bảo bát thủ; cô lâu… Nhiều pháp khí đến nay đã không còn nhưng ta vẫn có thể bổ sung khi đối chiếu Tứ thập nhị thủ nhãn đồ của chú Đại Bi.

Phần bệ tượng lại được chia làm hai phần. Phần trên là quỷ đội tòa sen, hai bên là Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ đứng trên đài sen trồi lên từ mặt bể. Phần dưới là bệ lục giác, mặt trên bệ lục giác thể hiện “biển Nam Hải”. Bệ lục giác được chế tác với 3 tầng, có nhiều lớp trang trí thể hiện những hình ảnh hoa cỏ, động vật vừa ở thế giới thực vừa ở thế giới Phật thoại như: Rồng, cá hóa rồng, kỳ lân, sư tử, hoa sen, hoa cúc… vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Các hình ảnh này được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật đặc trưng của thế kỷ 16.

Pho tượng gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn, chỉ là phần dát vàng bên ngoài đã mất

Tòa sen có 3 lớp cánh sen tròn, tạo tác khéo léo để cho ra hình xoắn tạo hình tựa bông hoa ở đầu cánh sen. Đây cũng là một hình thức trang trí thường gặp của nghệ thuật nửa cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17. Hình tượng Thiện Tài, Long Nữ đứng trên tòa sen nổi lên từ mặt bể, sóng hàng 2 bên có tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với tượng Quan Âm. Các đường nét trên gương mặt, trang phục và tỷ lệ cơ thể rất hài hòa, đường nét tinh tế. Long Nữ hai tay dâng ngọc gợi lại tích truyện Long Vương dâng Phật Bà Quan Âm viên dạ minh châu.

=>> Có thể bạn quan tâm: Cửa hàng bán tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng uy tín

3. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Đào Xuyên

Pho tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Đào Xuyên có niện đại từ thế kỷ 16. Pho tượng được công nhận là tượng Quán Thế Âm cổ xưa nhất Việt Nam còn được lưu giữ. Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35m không kể bệ, tính cả bệ là 2,31m. Tượng được tạo tác trong thế tham thiền nhập định, tấm cà sa khoác trên vai người tạo thành nhiều nếp áo mềm mại chảy dài phủ tới tận tòa sen. Nét đặc sắc của tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.

tượng quan âm bồ tát quý hiếm

Cho đến hiện tại đây vẫn được coi là tượng Quan Âm cổ nhất Việt Nam

Trong đó, 42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng. Phía sau tượng có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp như nan quạt ở 2 bên sườn, xòe rộng tới 155cm. Phần cánh tay tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng quanh người. Khuôn mặt tượng Quan Âm đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt. Những đặc điểm như khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.

=>> Có thể bạn quan tâm: Độc đáo những pho tượng Phật quý hiếm tại Việt Nam

4. Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở

Trong số các loại tượng này ở Việt Nam thì tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở, Hưng Yên có số lượng tay nhiều nhất, tới hơn một nghìn chiếc (1.113 tay). Ngoài việc các cánh tay được ghép thành hình vòng cung như ở tượng chùa Bút Tháp. Các cánh tay còn được phát triển tiếp lên phía trên đầu vị Phật, tạo thành các đường vòng uốn khúc liên tục như những đám mây cuộn. Đặc biệt, các tay nhỏ của Quan Âm không chỉ tạc từ cánh tay trở ra mà nó còn có thêm phần gập của khuỷu tay.

Đôi tay trên cùng được chụm lại ở phía trên đỉnh của mũ thiên quan (được gọi là tay Đảnh hóa Phật), hình thức này được làm theo khuôn mẫu của tượng Phật Trung Quốc. Điểm ấn tượng nhất của pho tượng này là có thêm một đôi tay ở sau lưng tượng (được gọi là tay Phổ Lễ), việc này làm cho bức tượng có thêm một không gian nữa, tạo thành không gian đa chiều cho việc thưởng thức nghệ thuật tượng. Thân hình tượng Mễ Sở nhỏ hơn tượng Bút Tháp.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 7 năm 2018.

Pho tượng Quan Âm có đến 1113 cánh tay, nhiều nhất trong tất cả các pho tượng

Có thể nhận ra rằng trong số hàng trăm bảo vật Quốc gia qua 8 đợt ghi nhận, số lượng tượng Phật cổ còn được giữ lại không nhiều. Một đặt điểm mà các pho tượng Quan Âm Bồ Tát được công nhận đó là tất cả đều là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Từ đó, ta có thể nhận định rằng, khi phật giáo du nhập tới Việt Nam, đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Đặc địa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã tồn tại từ thời kì sơ khai dựng nước. Người ta coi Đức Mẹ là đấng tối cao. 

Các câu chuyện dân gian về Mẫu Liễu Hạnh vẫn còn được truyền tụng tới tận ngày nay. Và trong câu chuyện đó, hình tượng Mẫu Liễu Hạnh có rất nhiều đặc điểm tương đồng với câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện Trung Hoa. Tất nhiên đây chỉ là một phép so sánh theo suy nghĩ cá nhân, nhưng không phải không có cơ sở.

Bảo Long – Đơn vị chế tác đúc tượng Quan Âm Bồ Tát uy tín hàng đầu

Các mẫu tượng phật bằng đồng của Đúc Đồng Bảo Long được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Sau khi hoàn thiện, tượng Phật Quan Âm của chúng tôi được các Thầy ở chùa, quý phật tử đánh giá cao về chất lượng cũng như cơ khối tổng thể, sự tinh xảo, vẻ đẹp hài hòa. Ngoài ra, chúng tôi còn rất nhiều các sản phẩm khác như tranh đồng, đồ thờ cúng bằng đồng, đồ phong thủy…

Bên cạnh đó, Bảo Long cam kết sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các dòng tượng dát vàng 9999.

Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0984.888.889 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Facebook