Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” luôn được gìn giữ và phát huy. Biểu hiện tiêu biểu là tục thờ cúng tổ tiên từ bao đời nay. Có rất nhiều thứ để chúng ta tìm hiểu về văn hóa tâm linh này. Bộ đồ thờ đầy đủ bao gồm những gì? Hay ý nghĩa của từng vật phẩm ra sao? đây là khái niệm được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Đồ thờ cúng là gì?
Đồ thờ cúng là những vật phẩm được con cháu bày biện trên ban thờ. Mỗi vật phẩm đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như đã trở thành một thứ “tôn giáo” không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Tùy thuộc vào mỗi các gia đình thì sẽ có những nguyên tắc, thủ tục, trang trí bàn thờ cúng theo nhiều cách khác nhau. Đây được xem là nơi con cháu thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với ông bà tổ tiên. Hiện nay, các vật phẩm thờ cúng thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: gốm sứ, gỗ hay đồng và nhiều mẫu mã kiểu dáng khác nhau.
Bộ đồ thờ cúng gồm những gì?
Bộ đồ thờ đầy đủ bao gồm những gì?
– Đỉnh thờ (người miền Nam gọi là lư hương): được đặt ở chính giữa bàn thờ, dùng để đốt trầm, hương vào ngày lễ, Tết.
– Đôi hạc thờ: Đôi hạc đứng trên lưng rùa chầu hai bên đỉnh thờ. Sản phẩm có nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau.
– Đôi chân nến: Dùng để đặt nến và đốt khi thờ cúng. Thường thì các mẫu chân nến sẽ có chung hình dàng và chủ yếu khác nhau về kích thước.
– Đôi đèn thờ: dùng để thắp sáng ban thờ, có thể dùng đèn dầu hoặc đèn điện. Mỗi chất liệu sẽ có mẫu mã thiết kế khác nhau.
– Bát hương (hay còn gọi là bát nhang/lư hương) dùng để cắm hương khi cúng, đặt ở chính giữa bàn thờ trước lư đỉnh đồng, vật phẩm có nhiều kích cỡ và mẫu mã khác nhau.
– Đôi lọ hoa: dùng để cắm hoa sen hoặc hoa tươi khi cúng. Thường thì sẽ đi theo đôi, nếu bàn thờ nhỏ thì có thể bày biện 1 lọ.
Tùy theo phong tục tập quán từng nhà mà có thể bày trí bạn thờ khác nhau
– Đôi ống hương: dùng để đựng que hương, thẻ hương, có thể dùng 1 hoặc 2 chiếc.
– Mâm bồng: dùng để bày ngũ quả hay bánh kẹo, vàng hương khi cúng
– Khay chén: có 2 loại chính là loại 3 chén và loại khay 5 chén. Vật phẩm dùng để đựng nước, trà hoặc rượu.
– Bộ đài thờ: gồm 3 cái dùng để đựng gạo, muối, nước khi cúng, sản phẩm có hình dáng và mẫu mã giống nhau.
Ý nghĩa của việc thờ cúng của người phương Đông
Tục thờ cúng ông bà tổ tiên được lưu truyền từ bao đời nay nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, thông qua việc thờ cúng, con cháu sẽ nói lên những nguyện ước trong cuộc sống để được phù hộ độ trì.
Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, có sao dùng nấy và điều cần thiết là lòng thành kính. Đó cũng là lý do vì sao bàn thờ gia tiên luôn được người Việt xem trọng và đặt ở những vị trí quan trọng nhất.
Lư hương bằng đồng khảm cao cấp
– Đỉnh thờ: Đốt trầm giúp thanh lọc không khí cho không gian thờ tựu. Trên nắp đỉnh là hình ảnh con nghê đứng oai nghiêm – biểu tượng của tứ linh giúp bảo vệ nhà cửa, hóa giải hung khí.
– Đôi hạc thờ: Sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất là biểu tượng của âm – dương, vọng -nguyệt. Trong tâm linh, đôi hạc còn là biểu tượng của sự trường thọ, ấm no, hạnh phúc.
– Đôi chân nến: Biểu tượng của nguồn sáng giúp soi đường chỉ lối cho mọi gia đình luôn bình yên, hạnh phúc.
– Bát hương: Là nơi giáng ngự của ông bà, tổ tiên, thánh thần. Thông qua khói hương để kết nối âm – dương.
– Đèn thờ: Việc thắp đèn, dâng hương để cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Bên cạnh đó, ánh sáng của đèn thờ còn đại diện cho hành Hỏa giúp cân bằng ngũ hành trên bàn thờ.
Ban thờ là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính biết ơn với ông bà tổ tiên
– Đài thờ: Tượng trưng cho sự sung túc, ấm no và đầy đủ.
– Ngai, chén thờ: Mang ý nghĩa của sự hòa thuận, là biểu tượng của mệnh Thủy.
– Ống đựng hương: Dùng để đựng hương, khi kết hợp với các vật phẩm khác sẽ tạo nên sự cân bằng, đối xứng âm dương.
– Lọ hoa: giúp không gian thờ cúng thêm phần tươi mới, tránh sự đơn điệu.
– Mâm bồng: Dùng để bày ngũ quả nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu.
Một số lưu ý khi lựa chọn cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Tùy phong tục của mỗi vùng miền và mỗi gia đình cũng như kinh tế của gia chủ khác nhau thì việc lựa chọn chiều cao của bàn thờ gia tiên hay các vật dụng để thờ bằng chất liệu khác nhau.
Dù đi đâu về đâu thì người Việt vẫn luôn hướng về cội nguồn
Dù thế nào đi nữa thì cách đặt bàn thờ gia tiên, hướng đặt bàn thờ gia tiên,
cách sắp xếp và bố trí bàn thờ cần những lưu ý như sau:
– Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay nhà tắm.
– Không đặt bàn thờ tại vị trí ngay lối đi lại.
– Bàn thờ và các đồ vật thờ cúng phải luôn đảm bảo sạch sẽ.
– Không gian bàn thờ luôn đảm bảo sự trang nghiêm, thành kính.
Nhiều người cũng thắc mắc có nên đặt tỳ hưu lên bàn thờ gia tiên? Bởi vì tỳ hưu là loài linh vật giúp giữ và hút tiền tài, nên nhiều người muốn đặt lên bàn thờ để mang nhiều may mắn hơn.
Vì vậy nên gia chủ cần biết những cái nên đặt và không nên đặt trên bàn thờ gia tiên. Chứ không phải cái gì cũng mang lên thờ cúng được. Chúng ta không nên đặt tỳ hưu trên bàn thờ gia tiên mà hãy tìm nơi thích hợp hơn để đặt nhé!
Ý nghĩa của đồ thờ cúng trong văn hóa tâm linh người Việt
Mua đồ thờ cúng ở đâu đẹp, giá tốt?
Đúc Đồng Bảo Long chuyên cung cấp bộ đồ thờ bằng đồng được chế tác thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Không chỉ được đánh giá cao về kiểu dáng, mẫu mã độc quyền, chúng tôi còn nhận được những phản hồi tích cực về chất lượng, càng dùng càng thấy sáng bóng.
Quý khách có thể tham khảo thêm bộ đồ thờ khảm tam khí, bộ đồ thờ bằng đồng khảm ngũ sắc cao cấp của chúng tôi. Ngoài ra, Bảo Long còn nhận chế tác đồ thờ theo yêu cầu về kích thước, kiểu dáng, mạ vàng 24k, dát vàng 9999. Qúy khách qua tâm có thể đến các showroom, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0984 888 889 để được hỗ trợ nhanh nhất.