Ý nghĩa thờ tượng Đại Thế Chí bằng trong Phật Giáo

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát ngày nay được nhiều người lựa chọn để thỉnh về thờ cúng tại gia. Bồ Tát biểu thị cho tinh thần Đại trí, dùng ánh sáng trí tuệ để đưa con người khỏi u mê. Ngài được tôn thờ rộng rãi, phổ biến tại các phái Đại Thừa. Bạn đang có ý định mua tượng Đại Thế Chí Bồ Tát về thờ tại gia? Trong bài viết này, chúng tôi gợi ý bạn các mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất.

Tìm hiểu ý nghĩa thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là một vị đại Bồ tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực Lạc

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, giúp chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, sớm siêu độ bước vào Cực Lạc. Đại Thế Bồ Tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh kiên cường.

tuong-bo-tat-dai-the-chi.jpg

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát ngày nay được nhiều người lựa chọn để thỉnh về thờ cúng tại gia

>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng cao cấp, chất lượng

Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa, tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà).

Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2019/12/tuong-bo-tat-dai-the-chi-dep.jpg

Ngài được tôn thờ rộng rãi, phổ biến tại các phái Đại Thừa

Trong Tây Phương Tam Thánh, Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.

Người tu hành muốn tu tập viên mãn, đạt thành tựu Phật giáo thì phải có cả hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ làm ngọn đèn soi đường cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô biên, hướng tới thân tâm an lạc. Khi Ngài di chuyên, thập phương mười hướng như đang xảy ra một cơ địa chấn, trí tuệ quét sạch u mê nên có tên gọi Đại Thế Chí.

>>>Xem thêm các mẫu hạc thờ bày trí ban thờ gia tiên, thần Phật

Cách bài trí tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đúng chuẩn

1. Vị trí đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Nếu Thờ Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Bồ Tát ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

tuong-dong-dai-the-chi-bo-tat-1.jpg

Bàn thờ Bồ Tát ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc

>>>Xem thêm 30+ bộ tam sự bằng đồng cao cấp, chất lượng

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.

Như đã nói ở trên. không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Bồ Tát cũng là trung tâm và tuyệt đối.

2. Bài trí tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đúng chuẩn

Có 3 cách để bài trí tượng Bồ Tát cơ bản và đúng chuẩn:

 – Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát…

 – Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát gồm có:

Tây Phương Tam Thánh: Phật A Di Đà là Cung chủ của Tây Phương giới, Ngài ngồi ở vị trí trung tâm. Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Hai vị Bồ Tát, một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.

tuong-dai-the-chi-kham-tam-khi.jpg

Ngài được tôn thờ rộng rãi, phổ biến tại các phái Đại Thừa

 – Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới… Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu… những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.

>>>Tham khảo ngay những mẫu đồ đồng khảm đẳng cấp, sang trọng

Lưu ý khi thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia

+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

+ Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.

tuong-dai-the-chi-bo-tat-bang-dong.jpg

Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính

+ Gia chủ không được thờ chung Thần khác cùng với Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.

+ Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.

+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.

+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thấp hơn ban thờ gia tiên.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2017/09/tuong-tam-thanh-tay-phuong-dung.jpg

Đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua tượng Đại Thế Chí Bồ Tát ở đâu uy tín, chất lượng?

Bảo Long là đơn vị uy tín, chuyên chế tác và bán tượng Phật bằng đồng, đồ thờ đồng khác… Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Riêng về chất lượng sản phẩm, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu chuyên về đồ đồng hiện nay.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, yêu cầu về chất lượng và thẩm mĩ càng cao. Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới, cập nhật xu hướng. Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từ hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn.

Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Facebook