Sáu Nghiệp gây hao tổn Tiền Tài cần tránh theo lời Phật

Ngày nay, con người thường hay dùng “Nghiệp” nhằm ám chỉ một kết quả cho 1 hành động không tốt, không đúng,.. “Nghiệp” thực sự là gì? Theo Đức Phật, có sáu hành Nghiệp không tốt là nguyên nhân gây ra sự hao tổn tài sản mà người thiện tín cần nên tránh. Cùng theo tìm hiểu ngay sáu Nghiệp gây hao tổn Tiền Tài trong bài viết dưới đây.

Nghiệp là gì?

Nghiệp, tiếng Phạn dịch là “Karma”, là một khái niệm phổ biến và vô cùng quan trọng trong đạo Phật. Nhiều người nói về Nghiệp, ai cũng đổ lỗi cho Nghiệp dẫn tới những gì xảy ra trên đời, cho người và cho mình. Nhưng rốt cục liệu chúng ta có hiểu rõ ý nghĩa của Nghiệp hay không?

Có khổ đau, nhưng không có người khổ

Có hành động, nhưng không người hành động

Có diệt khổ, nhưng không ai chứng diệt

Có con đường, nhưng không có người đi…

 Không có người tạo nghiệp,

Không có người hái quả.

Chỉ có hiện tượng trôi chảy,

Không thể nhìn đúng hơn.       

Và trong khi nghiệp và quả

Quay vòng theo nhân duyên,

Như hạt và cây tiếp nối nhau,

Không có gì là khởi thủy…

(Thanh Tịnh đạo luận

Khái niệm “Nghiệp” đã bám rễ sâu vào tâm hồn Ấn Độ từ lâu, trước khi đạo Phật xuất hiện. Kinh Vệ Đà (Veda) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad), vào khoảng 1600-500 trước CN đã từng chú giải về từ này.

Những nhà nghiên cứu Phật học và Ấn Độ học đều công nhận rằng Luân hồi – Tái sinh và Nghiệp không phải là đặc thù của đạo Phật, mà là những khái niệm chung của hầu hết các tôn giáo tại Ấn Độ như Bà La Môn giáo, Thị Na giáo, đạo Phật, đạo Sikh. Và đây cũng là nền tảng lý thuyết cho các tôn giáo trên. Đức Phật Thích Ca chỉ tiếp nhận khai niệm trên vào giáo lý của Ngài, đồng thời đem lại một số đổi thay, đặc biệt về khái niệm “Nghiệp”.

sáu nghiệp gây hao tổn tiền tài

Nghiệp là một hành động có chủ ý do con người tạo ra

Đức Phật khẳng định: “Các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp mình, là kẻ kế thừa nghiệp của mình; nghiệp là tử cung nơi mình sinh ra, là bạn của mình, là nơi trú ẩn của mình. Dù tạo nghiệp tốt hay xấu, người ta cũng sẽ kế thừa nó”.

=> Nghiệp là một hành động cố ý, được thực hiện xuất phát từ Tâm, từ ý thức của 1 người. Nếu hành động đó là vô thức, vô ý thì không tính đó là Nghiệp.

=> Nghiệp không phải là kết quả của hành động tạo nghiệp. Không nên hiểu nghiệp theo nghĩa tiêu cực, như hậu quả của một hành động mà người ta phải chịu đựng. Tại các nước theo Phật giáo Đại thừa, nhiều người đánh đồng như nghiệp quả, quả báo, nghiệp chướng, cho nên người ta hay lẫn lộn nghiệp với quả. Nghiệp chính là hành động chứ không phải là kết quả, hơn nữa trong tinh thần đạo Phật, kết quả của một hành động không bao giờ là sự tránh phạt từ 1 thế lực tối cao.

=> Nghiệp có thể mang đến cả kết quả tốt hay xấu

=> Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa Phật giáo và các Tôn giáo trên thế giới

Phật dạy: Sáu Nghiệp gây hao tổn Tiền Tài

Dức Phật dạy: Này Thiện Sinh, sáu nghiệp tổn tài là: 1. Đam mê rượu chè. 2. Cờ bạc. 3. Phóng đãng. 4. Đam mê kỹ nhạc. 5. Kết bạn với người ác. 6. Biếng lười”

– Lại nữa, này Thiện Sinh, nên biết, uống rượu có sáu điều lỗi: 1. Hao tài. 2. Sinh bệnh. 3. Đấu tranh. 4. Tiếng xấu đồn khắp. 5. Bộc phát nóng giận. 6. Tuệ giảm dần. Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả ấy uống rượu không thôi thì nghiệp gia sản ngày mỗi tiêu tán.

– Này Thiện Sinh, cờ bạc có sáu điều tai hại: 1. Tài sản ngày một hao hụt. 2. Thắng thì gây thù oán. 3. Bị kẻ trí chê. 4. Mọi người không kính nễ tin cậy. 5. Bị xa lánh. 6. Sinh tâm trộm cắp. Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả mê đánh bạc mãi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.

Nếu muốn phát tài thì cần tránh sáu nghiệp tổn tài

– Này Thiện Sinh, phóng đãng có sáu lỗi: 1. Không tự phòng hộ mình. 2. Không phòng hộ được tài sản và hàng hóa. 3. Không phòng hộ được con cháu. 4. Thường hay bị sợ hãi. 5. Bị những điều khốn khổ ràng buộc xác thân. 6. Ưa sinh điều dối trá. Đó là sáu điều lỗi. Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả phóng đãng mãi không thôi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.

– Này Thiện Sinh, say mê kỹ nhạc có sáu lỗi: 1. Tìm đến chỗ ca hát. 2. Tìm đến chỗ múa nhảy. 3. Tìm đến chỗ đàn địch. 4. Tìm đến chỗ tấu linh tay. 5. Tìm đến chỗ có âm thanh vi diệu. 6. Tìm đến chỗ đánh trống. Đó là sáu tai hại của kỹ nhạc. Nếu trưởng giả hoặc con trai trưởng giả say mê kỹ nhạc mãi không thôi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.

– Này Thiện Sinh, giao du với bạn xấu có sáu lỗi: 1. Tìm cách lừa dối. 2. Ưa chỗ thầm kín. 3. Dụ dỗ nhà người khác. 4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người khác. 5. Xoay tài lợi về mình. 6. Ưa phanh phui lỗi người. Đó là sáu tai hại về bạn xấu. Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả làm bạn với kẻ ác mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán.

– Này Thiện Sinh, lười biếng có sáu lỗi: 1. Khi giàu sang không chịu làm việc. 2. Khi nghèo không chịu siêng năng. 3. Lúc lạnh không chịu siêng năng. 4. Lúc nóng không chịu siêng năng. 5. Lúc sáng trời không chịu siêng năng. 6. Lúc tối trời không chịu siêng năng. Đó là sáu điều tai hại của sự lười biếng. Nếu trưởng giả hay con trưởng giả lười biếng mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán”.

Đức Phật dạy chúng ta để thấy rõ nguyên nhân chính yếu và chi tiết của sự tổn tài cũng như sự nguy hiểm của nó mới có thể khắc phục. Muốn gìn giữ cơ nghiệp và chi tiêu đúng pháp để lợi mình và lợi người trong hiện tại và cả mai sau, hãy chuyển hóa sáu nghiệp bất thiện này.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh)

=> Có thể bạn quan tâm: 7 nhầm tưởng phổ biến về đạo Phật nhiều người hay mắc phải

Bảo Long – Đơn vị chế tác Đồ thờ cúng, Tượng Phật bằng đồng

Đúc Đồng Bảo Long tự hào là một trong những cơ sở lớn nhất tại làng nghề Vạn Điểm – Ý Yên – Nam Định chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Với đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp thủ công truyền thống, không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.

Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng theo yêu cầu… Được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt tin tưởng, sử dụng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ trực tiếp  Hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.888 – 0915.979.388

Facebook