Đạo Phật và các Tôn giáo khác có gì khác biệt?

Xét trên một cách thức nào đó, tôn giáo là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người. Phật giáo là một trong 5 tôn giáo lớn nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á. Phật giáo có lịch sử hình thành lâu đời, có Đức tin tuyệt đối với Đức Phật. Giữa Đạp Phật và các Tôn giáo khác có gì khác biệt?

Tôn giáo là gì?

Tôn giáo “religion“, xuất phát từ tiếng Latinh là “religio“, mang ý nghĩa “tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh” hay “bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh”. Từ này đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.

Tôn giáo hay giáo phái có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tính ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo. 

đạo phật và các tôn giáo khác

Tôn giáo cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng

Các hoạt động tôn giáo bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, thiền, cầu nguyện… Các tôn giáo có lịch sử được bảo tồn nhằm mục đích tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới. Nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo hoặc các dạng tôn giáo (tín ngưỡng) dân gian.

=>> 100 mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp nhất

Năm tôn giáo lớn nhất thế giới

1. Kito giáo

Kitô giáo với ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Đây là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới với khoảng 2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu. Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông, do Giê-su sáng lập. Kitô giáo theo thuyết độc thần thể hiện ở quan điểm về Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha – Đấng Tạo hóa; Đức Chúa Con (Jesus Christ) – Đấng Chuộc tội và Đức Chúa Thánh Thần – Đấng Thánh hoá.

Cây thập tự là biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Kitô giáo. Các tín đồ Kitô giáo cho rằng Chúa phục sinh là bằng chứng về việc Jesus là Con Thiên Chúa. Ngài được phái đến để giải phóng con người khỏi ách quỷ Satan. Con người không chỉ là tôi tớ được cứu rỗi của Chúa, mà còn là con của Chúa.

Do vậy, con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Từ khi ra đời và trong giai đoạn đầu, Kitô giáo bị đàn áp nhưng dần dần đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.

Kito giáo là Tôn giáo lớn nhất thế giới

2. Hồi giáo

Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Muhammad là Đấng Tiên Tri, không phải là thần thánh. Ông là Đấng tiên tri cuối cùng sau các Đấng tiên tri trước đó là Adam, Abraham, Moses và Jesus Christ.

Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng đế và kinh Koran được các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tôn. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm nhận tội trước Thượng đế về những việc làm trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa và trong một số trường hợp.

3. Ấn Độ giáo

Ấn Độ giáo được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Lịch sử bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm TCN. Ấn Độ giáo không có người sáng lập. Qua hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ với sự phân chia giai cấp, gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức mà Ấn Độ giáo khó truyền bá đến các xã hội khác. Thế nhưng đến nay, Ấn Độ giáo vẫn có khoảng 900 triệu tín đồ chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan và ở nhiều nơi khác trên thế giới với số lượng ít.

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 10 nghìn tôn giáo lớn nhỏ

Trong Ấn Độ giáo, công lý sau cùng không phải thuộc về vị thần tối cao mà thông qua chu kỳ tái sinh theo luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả tinh thần trực tiếp, đó chính là nghiệp chướng (karma). Đời sống chính đáng khiến cho tinh thần được hoàn thiện, ngược lại sẽ làm cho tinh thần suy đồi. Trạng thái cực lạc (nirvana) là sự hoàn thiện tinh thần, trong đó linh hồn được sẵn sàng cho việc tái sinh một cách hoàn hảo.

4. Phật giáo

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm TCN. Tôn giáo này có nhiều phương diện giống với Ấn Độ giáo nhưng gắn với cuộc đời của người sáng lập – Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama). Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức (đã làm lễ Quy y Tam bảo). Phật giáo chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới.

Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả sẽ nhận được: thiện hoặc là ác nhưng khác nhau về bản chất. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ đau, không còn bị tác động bởi nghiệp. Vũ trụ có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng. Mọi sự tồn tại của con người đều có khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, cần loại bỏ vui thú vật chất – hưởng dục, làm giảm các ham muốn về vật chất hay thể xác. Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành.

đạo phật và các tôn giáo khác

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn, tập trung chủ yếu ở Châu Á

5. Tôn giáo (tín ngưỡng) dân gian

Tín ngưỡng dân gian là tập hợp những niềm tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người. Tuy nhiên, những tín ngưỡng này không nhất định thành tổ chức tôn giáo.

Các tín ngưỡng này dựa trên các quan niệm nhân gian. Con người tin vào thần linh, có thể là linh hồn người chết, câu cối, con vật hay bất kì thứ gì trong tự nhiên. Từ sự sợ hãi với thiên nhiên, dần người ta sinh ra sự sùng bái và tin tưởng, tín ngưỡng dân gian hình thành. 

Không phải tín ngưỡng nào cũng giống nhau. Phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, thói quen hay quan niệm từng vùng miền sẽ ảnh hưởng tới tín ngưỡng vùng đó. Ví dụ, những người nông dân Bắc Bộ xưa tin thờ Thành Hoàng Làng. Hay vùng Sóc Sơn thờ Thánh Gióng nhưng một vị anh hùng, ông tổ nghề. Dù không có tổ chức nhất định nhưng số lượng người tin theo tín ngưỡng dân gian lại chiếm đa số.

=>> Đồ thờ cúng bằng đồng mới nhất

Sự khác nhau giữa Đạo Phật và các tôn giáo khác

Như đã nhận định ở trên, mỗi tôn giáo sẽ có điểm khác nhau. Dưới đây là một số sự khác biệt tiêu biểu nhất.

1. Thần Thánh tôn thờ

Có một số tôn giáo độc thần chỉ tin vào một thần thánh như Đạo Do Thái, Sikh giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và Đạo Bahá’í. Đại đa số các tín đồ Kitô giáo tin vào giáo lý Ba Ngôi, nói rằng có một Chúa trời hiện hữu trong ba ngôi vị. Các tôn giáo đơn nhất thần tin rằng có nhiều thần thánh với nhiều tính chất khác nhau, nhưng chỉ có một thần là cao hơn hết như Ấn Độ giáo. Những tôn giáo đa thần như Tôn giáo Hy Lạp – La Mã, cũng như một số tín ngưỡng vật linh như ở châu Phi tin tưởng vào nhiều thần thánh khác nhau. 

Một số tôn giáo phiếm thần tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. Những tôn giáo này gồm có nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh. Phật giáo và Nho giáo là những tôn giáo cô thần, không tin tưởng vào thần thánh nào. Phật giáo không tin có một đấng sáng tạo tối thượng nào, các thần thánh thì có tồn tại nhưng các vị thần này cũng chỉ là một chúng sinh trong vũ trụ, sức mạnh và tuổi thọ của họ vẫn có giới hạn chứ không phải là đấng toàn năng bất tử.

Đức Phật là vị Thần tối cao của Phật giáo

2. Kinh sách

Kinh sách là các văn bản thiêng liêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ. Ví dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas và Kinh thánh, Kinh Pháp Hoa… Các nhà Tiên tri, Tín đồ… sẽ là người cung cấp cho các tín đồ cấp dưới xem những lời truyền đạt, lời dạy hay các đạo lý của đấng tối cao. Khoa học và lý trí cũng cung cấp căn cứ cho các tín đồ lời giải thích về các khái niệm về vạn vật, như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần. Truyền thống con người cung cấp căn cứ cho các tín đồ để biết về nguồn cội, tập quán, hình thành tổ chức xã hội.  Hoặc đơn giản, các kinh nghiệm của cá nhân được đúc kết lại, được truyền dạy đến các thế hệ sau để họ noi theo như Đức Phật.

3. Cấu trúc tổ chức

Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut.

Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú. Những tôn giáo không có tổ chức trung ương nhưng có những giới luật, kinh sách để chế định hành vi của tín đồ, ví dụ như Phật giáo.

Mỗi Tôn giáo sẽ được vận hành theo một cơ cấu tổ chức khác nhau

4. Triết lý

Hầu hết các Tôn giáo chính thống đều có những quy cách và những điều luật chú trọng trong cuộc sống như cách ăn ở, sinh hoạt. Đạo Phật có triết lý tin thần chú trọng vào các điều thực hành để bước tới hạnh phúc trong cuộc sống, ít quan tâm tới những thứ siêu phàm. Họ khuyến khích con người học theo, làm theo một cá nhân, một chuẩn mực như việc con người làm theo lời dạy của Phật.

Trong khi Ấn Độ giáo lại chú trọng tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể. Đạo Tin Lành luôn giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với Thần Thánh, Hồi giáo lại yêu cầu con người tuân theo các ý định của Thần Thánh, hay tin vào sự sám hối và tha thứ như Kito giáo. Mỗi tôn giáo có vô vàn triết lý khác nhau, chưa chắc con người đã ngộ ra hết được, nhưng triết lý chính là trọng tâm và bản chất cho tôn giáo.

5. Quan niệm về cái chết

Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát, được hợp nhất với thần. Tôn giáo này tin vào thuyết quả báo, không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát. Tuy thế, nhiều tín đồ tin rằng có một nơi trời trừng trị những kẻ ác trước khi được đầu thai.

Sự sống vài cái chết là thứ mà hầu hết các Tôn giáo đều nghiên cứu và cho ra cách nhìn nhận khác nhau

Đạo Phật nguyên thủy cho rằng nghiệp của một người khiến người đó liên tục trải qua Luân Hồi. Trong các cõi sống, nghiệp xấu thì bị luân hồi vào cõi khổ, nghiệp tốt thì được luân hồi vào cõi lành. Để chấm dứt luân hồi thì phải đạt đến cõi Niết bàn thông qua tu tập. Ngược lại, hệ phái Bắc Tông thì gần với Ấn Độ giáo hơn trong các tín ngưỡng về đầu thai. Tuy thế, nhận thức về Niết bàn của đạo Phật là một trạng thái không tồn tại và không chú trọng vào một thần thánh cao siêu.

Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Công giáo Rôma và đạo Tin Lành tin rằng mỗi người sẽ được cứu rỗi bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Công giáo còn tin rằng linh hồn con người cần được thanh luyện cho những tội lỗi mà họ đã phạm khi còn sống, trước khi được đưa lên thiên đàng. Một số tín đồ Kitô giáo khác tin rằng mỗi người tự chọn thiên đàng và địa ngục riêng của họ. Nếu một người chọn sống trong “địa ngục trần gian”, họ sẽ tiếp tục chọn điều đó sau khi chết, Chúa trời sẽ cho họ toại nguyện. 

Phật giáo và các Tôn giáo khác có nhiều sự khác nhau

Theo tín ngưỡng của Hồi giáo, Chúa trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo. Đó là công nhận Chúa trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Chúa trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và ban thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian. 

Đạo Do Thái thì nói người chết sẽ được sống lại vào ngày phán xét. Đạo Bahá’í tin rằng linh hồn của một người sẽ được đến cõi linh hồn của Chúa trời sau khi chết cho đến khi gặp Chúa trời. Đạo Cao Đài cho rằng một linh hồn sẽ trở về với Thượng đế sau khi chết nếu lúc còn sống linh hồn ấy đã sống một cuộc đời thánh thiện và ngược lại nếu lúc sống làm những điều xấu sẽ bị đọa nơi địa ngục. 

Đạo Rastafari tin vào bất tử vật chất. Nhân Chứng Giêhôva tin rằng cho đến ngày tận thế, những người chết đang trong trạng thái ngủ, không nghe được lời cầu nguyện hay can thiệp vào các chuyện trên đời. Sau ngày tận thế, 144.000 người được chọn sẽ lên thiên đàng để thống trị với chúa Giêsu. Mọi người khác sẽ được phục sinh và được trường sinh bất tử trong địa đàng trên Trái Đất, nay được phục hồi. 

=>> Các mẫu Bát hương thờ cúng

Nguồn: Sưu tầm

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Facebook